Tử Cấm Thành - công trình kiến trúc vĩ đại của Trung Hoa thời cổ đại

04

November 2016

Tử Cấm Thành - công trình kiến trúc vĩ đại của Trung Hoa thời cổ đại

Là trung tâm của đất nước Trung Quốc từ năm 1421 đến năm 1912, Tử Cấm Thành, một công trình phức tạp và nguy nga ở trung tâm của Bắc Kinh-đại diện cho thẩm quyền thiêng liêng của các hoàng đế Trung Hoa trong hơn 500 năm. Được xây dựng bởi hoàng đế Minh Thành Tổ, Tử Cấm Thành trải qua 24 đời hoàng đế và hai triều đại phong kiến trong lịch sử: triều Minh và triều Thanh.  Ngay cả sau khi các cuộc cách mạng dân chủ và cộng sản Trung Quốc trong thế kỷ 20, nó vẫn là di tích lịch sử, quần thể kiến trúc nổi bật nhất của một đế chế quốc tế. Vậy lý do gì mà trải qua bao thăng trầm Tử Cấm Thành vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ kính của mình? Cùng khám phá điều này qua bài viết hôm nay của Nam Cường nhé. 

Vài nét về Tử Cấm thành 

Tử Cấm Thành (còn gọi là Cố Cung) được xây dựng trên một diện tích rất rộng lớn, 720000 m2, hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 951m, chiều đông - tây dài 733m, bao gồm 980 cung, 8886 gian phòng, được bao bọc bởi tường cao 7,9m dày 6m, hào sâu 52m. Bốn góc là 4 tòa tháp với kiến trúc phức tạp, đẹp mắt tượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc lâu. Mỗi mặt tường có một cổng: cổng chính Ngọ Môn ở phía Nam, Thần Vũ Môn ở phía Bắc, Đông Hoa Môn phía Đông, Tây Hoa Môn phía Tây. 

khung cảnh tử cấm thành tuyệt đẹp

Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao 

Tử Cấm thành lại chia thành 2 phần: Ngoại Đình ( Tiền triều ở phía Nam dành cho các nghi lễ) và Nội Đình ( Hậu Cung ở phía Bắc là nơi ở và làm việc của Hoàng Đế cùng hoàng tộc). Nơi đây lưu giữ rất nhiều những cổ vật hoàng gia thể hiện nét văn hóa độc đáo thời phong kiến, đặc biệt là sự hoành tráng và hoa lệ của các công trình kiến trúc cổ đại. Toàn bộ cung điện được sử dụng ngói lưu ly vàng - màu sắc biểu thị cho Hoàng đế trong quan niệm phong kiến. Mỗi viên ngói vàng lại được trang trí với những biểu tượng đặc trưng phản ánh nét văn hóa, những biểu tượng quan trọng của các triều đại Trung Hoa. Hệ mái cầu kì với những đường cong đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Á đông với màu vàng tôn quý khiển cho quần thể kiến trúc càng trở nên nguy nga tráng lệ. Các cung điện cũng được xây dựng từ những phiến đá lớn nguyên khối chạm trổ hình rồng phượng...những biểu tượng của hoàng gia, quần thể kiến trúc có tính đối xứng và sự chính xác tuyệt đối, tạo nên sự hài hòa cân bằng và tính thống nhất. 

Có thể nói Cố Cung là một trong những công trình kiến trúc cổ đại đáng tự hào nhất của Trung Quốc, hàng năm nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm cũng như tìm hiểu những giá trị lịch sử văn hóa hàng nghìn năm, đặc biệt là chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt vời của quần thể cung điện nguy nga lộng lẫy đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử.
Cố cung thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan mỗi năm bởi vẻ đẹp hùng vĩ, ấn tượng 

Giải mã bí mật Tử Cấm Thành trường tồn cùng thời gian 

Các nhà nghiên cứu cực kỳ ngạc nhiên về kiến trúc đặc biệt của Cố Cung. Được xây dựng từ năm 1406-1420 với hơn 8700 phòng, Tử Cấm Thành không dùng đến đinh hay keo kết dính nhưng kết cấu lại vô cùng vững chắc. Sau hơn 600 năm, trải qua hàng trăm trận động đất lớn nhỏ, 5 vụ cháy lớn trong 2 triều đại Minh - Thanh nhưng Tử Cấm Thành vẫn đứng vững và trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Trung Quốc hiện nay. 

Sử dụng kỹ thuật đấu củng

Từ xa xưa, nhà ở xây dựng bằng khung gỗ đã phát triển ở cả Bắc  u và Trung Quốc. Tuy nhiên, tại Trung Quốc thường xuyên có động đất nên nhà ở thường bị sập gây hậu quả khá nghiêm trọng. Vì vậy, các nhà xây dựng thời bấy giờ đã vô cùng đau đầu tìm cách tạo ra 1 cấu trúc nhà kiên cố, không bị rung chuyển bởi động đất, thiên tai. Và kỹ thuật “đấu củng” được ra đời sau rất nhiều lần tính toán và thử nghiệm. 

kỹ thuật đấu củng khi xây tử cấm thành

Đấu củng thường nằm ở vị trí dưới mái hiên và mái nhà 

Theo đó, đấu củng là một loại kết cấu mái chồng rường. Các thanh gỗ được lắp vào đúng khuôn và ăn khớp với nhau tạo ra độ liên kết vững chắc mà không phải sử dụng đinh hay chất kết dính. Nó chuyển trọng lượng cực kỳ lớn của mái vào các cột đỡ giúp kiến trúc đứng vững, không bị rung chuyển khi gặp động đất.  Chính kết cấu đặc biệt này đã giúp Tử Cấm Thành trụ vững trước 200 trận động đất trong suốt lịch sử 600 năm,  trong đó có trận động đất dữ dội nhất với cường độ 9,5 độ richter.

Khi đưa ra kết luận này, nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc sư đã không tin và họ đã tiến hành thử nghiệm. Mô hình thu nhỏ bằng ⅕ kích thước thật của Tử Cấm Thành được dựng lên với vật liệu gỗ, kết cấu đấu củng. Mô hình này đặt trên một chiếc bàn rung để mô phỏng các trận động đất có tác động như thế nào đến ngôi nhà. Qua thử nghiệm, mô hình với kết cấu đấu củng có thể chịu cường độ của trận động đất lên tới 10,1 độ richter mà không hề đổ sập. Khung và mái nhà vẫn đứng vững, Điều này khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc và thán phục sự tài trí, khéo léo của những người thợ cách đây 2500 năm. 

Sử dụng gạch vàng lát sàn

Gạch vàng ở đây không có nghĩa là gạch làm bằng vàng mà chúng có giá trị quý hơn vàng. Bởi lẽ, để làm ra loại gạch này mất rất nhiều thời gian và công sức.  Cụ thể, những người thợ phải trải qua 7 công đoạn để xử lý đất: đào, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, màu và sàng đất. Đất để làm nên gạch này nhất định phải dùng đất sét ở làng Lục Mộ, Tô Châu. Đất phải phơi 1 năm để loại bỏ tạp chất, sau đó những người thợ sẽ loại bỏ hết các bọt khí để tạo thành cục đất sét đặc ruột. Đất tiếp tục cho vào khuôn và phơi khô trong 7 tháng mới đưa vào lò nung. Khi nung phải sử dụng rơm rạ và trấu để đốt vì sẽ loại bỏ được hơi ẩm trong đất. Nung liên tục trong vòng 40 ngày, sau đó bỏ ra ngâm vào dầu trấu. Như vậy gạch sẽ có bề mặt nhẵn mịn và sáng bóng. 

gạch vàng lát sàn tử cấm thành

Nền Điện Thái Hòa trong Cố Cung được lát bằng “gạch vàng”

Một mẻ gạch vàng như thế mất khoảng 2 năm để hoàn thành. Số lượng gạch sản xuất cũng có con số nhất định. Quá trình kiểm tra vô cùng gắt gao. Nếu 1 mẻ có 6 viên không đạt chuẩn như gõ vào không có âm thanh giống như gõ vàng vàng thì số gạch đó coi như hỏng và phải chế tác lại. Việc vận chuyển gạch vàng cũng được bảo vệ nghiêm ngặt để không bị mất hoặc tráo đổi gạch giả, gạch có chất lượng kém.

Thực tế không phải khắp Tử Cấm Thành đều được lát sàn bởi gạch vàng mà chỉ có điện Thái Hòa, điện Trung hòa, điện Bảo Hòa và ba tuyến đường phía đông, chính giữa và phía tây là được lát loại gạch có chất lượng hảo hạng này. Những khu vực được lát gạch vàng sẽ rất mát vào mùa hè. Khi đặt hoa hỏa lên vật liệu này thì sẽ rất nhanh giảm nhiệt, đồng thời ăn sẽ ngon và mát hơn.

gạch vàng giá 1,3 tỷ đồng


Mặt cạnh của viên gạch có giá 1,3 tỷ đồng dùng để lát sàn Tử Cấm Thành 

Hiện nay, bí quyết chế tác gạch vàng trong Tử Cấm Thành đã bị thất truyền và chưa có ai chế tạo ra được sản phẩm tương tự. Chính vì vậy, giá bán gạch này rất cao. Cách đây vài năm, một cặp gạch vàng có xuất xứ ở Tô Châu thuộc triều nhà Minh đã được bán với giá 2,7 tỷ VNĐ. 

Mái nhà Tử Cấm Thành luôn sạch bóng 

Ngày nay, khi đến tham quan Cố Cung, bạn dễ dàng nhận thấy các bức tường đều được sơn màu đỏ, mái màu vàng. Mái nhà luôn sạch và sáng bóng. Tại sao lại như vậy? 

Thứ nhất, việc sơn mái nhà màu vàng trên một diện tích lớn như tử cấm thành sẽ tạo ra sự tương phản với sắc xanh của bầu trời. Dưới ánh nắng, màu vàng sẽ tạo ra sự phản chiếu và khiến bất cứ đàn chim di cư nào bay qua cũng đều bị chói mắt và mất phương hướng. Chính vì vậy, rất ít đàn chim bay qua khu vực Cố Cung, giảm thiểu tối đa việc phân chim làm bẩn mái. Ngoài ra, người Trung Quốc coi đất đai là nguồn gốc quan trọng của vạn vật trong thiên hạ nên cung điện phải lấy màu vàng làm chủ đạo. Màu vàng cũng tượng trưng cho sự sa hoa, vẻ hào nhoáng của hoàng gia. 

mái tử cấm thành màu vàng

Mái nhà Tử Cấm Thành có màu vàng đặc trưng 

Thứ hai, loại ngói lợp trên nóc nhà Tử Cấm Thành cũng vô cùng đặc biệt. Những người thợ làm gạch đã tráng một lớp men lưu ly bên ngoài hiến cho đất hay phân chim, phân côn trùng không lưu lại mà sẽ trôi ngay đi. Thiết kế mái có độ dốc đủ để vết bẩn trôi xuống. Sau đó các nô tỳ có nhiệm vụ dọn sạch những thứ rơi từ trên xuống để làm sạch hoàng cung. 

Ngoài ra, mái nhà Tử Cấm Thành cũng được thiết kế để chim hay những động vật khác gặp khó khăn khi đậu lại. Trong Tử Cấm Thành cũng không có quá nhiều loại cây lớn, tránh tạo điều kiện cho chim hay côn trùng làm tổ.
Còn xung quanh Tử Cấm Thành thì không ai được phép nuôi chim. Đồng thời, với số lượng lớn kẻ hầu người hạ thời xưa thì việc vệ sinh các công trình của Tử Cấm Thành cũng sẽ được giám sát chặt chẽ, đảm bảo nơi tôn nghiêm này luôn giữ được tính thẩm mỹ cao.

Như vậy, với những tính toán khoa học, có chủ đích của người xưa đã tạo ra một công trình không những đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn giúp nó tự bảo vệ mình trước những tác động của thiên nhiên. Ngày nay, Cố cung vẫn giữ được nét đẹp uy nghi, huyền bí mà hài hòa, đăng đối hữu tình. Công trình xứng đáng là biểu tượng của đất nước Trung Quốc là là điểm đến thú vị cho khách du lịch. 



Thiết kế nội thất đẹp