
20
February 2019Cách thiết kế giếng trời đẹp và không bị hắt mưa
Giếng trời được xem là giải pháp kỹ thuật để đón ánh sáng và lấy gió cho những ngôi nhà thiếu sáng, đặc biệt là nhà ống, nhà lô phố. Không chỉ vậy, giếng trời còn giúp không gian sống trở nên đẹp và ấn tượng hơn. Vậy thiết kế giếng trời thế nào cho đẹp và chuẩn kỹ thuật? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin xoay quanh giếng trời nhà ống qua nội dung bài viết dưới đây.
Giếng trời là gì?
Khái niệm
Giếng trời là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng, có tác dụng tăng hiệu ứng thẩm mỹ, tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, phục vụ nhu cầu phong thủy, điều hòa không khí, giúp không gian sống trở nên hài hòa và đầy sức sống hơn.
Hiện nay, những ngôi nhà ống, nhà phố bị hạn chế ánh sáng thường thiết kế giếng trời. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp thiết kế và xử lý giếng trời khoa học, thì có thể sẽ không đạt được hiệu quả như ý muốn.
Thiết kế giếng trời trong nhà phố
Cấu tạo
Cấu tạo của giếng trời gồm có 3 phần là phần đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Trong đó:
- Đáy giếng: đây là phần cuối cùng của giếng trời, thường được đặt ở tầng thấp nhất của ngôi nhà như tầng 1, tầng trệt. Đáy giếng có thể có kích thước to - nhỏ phụ thuộc vào ý muốn của gia chủ. Thông thường, diện tích của phần này dao động trong khoảng 4m2-6m2 (chiếm tỷ lệ 10% diện tích nhà ở), được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ. Không gian này có thể kết nối với phòng khách hoặc phòng ăn, tạo bố cục đẹp mắt.
- Thân giếng: thân giếng sẽ kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà. Từ đó ánh xạ ánh sáng tới khắp tất cả các phòng trong nhà bạn. Ở vị trí đón nắng gió trực tiếp như thế này, chúng ta có thể thiết kế thêm những giàn cây phong thủy, bể cả,… để tăng thêm tính thẩm mỹ.
- Đỉnh giếng: đây là phần cao nhất của giếng trời, thường được đặt trên mái nhà, có cấu tạo từ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ chú ý đến phần đỉnh giếng đầu tiên. Chính vì thế, việc thiết kế đỉnh giếng thế nào? Lựa chọn chất liệu nào để che phủ cũng rất được quan tâm.
Thân giếng trời kết nối không gian các tầng và tạo độ thông thoáng
Nhược điểm
Chúng ta thường nhắc đến những ưu điểm vượt trội của giếng trời là thông gió và lấy sáng cho nhà ở. Tuy nhiên, ít người biết được giếng trời vẫn có một số nhược điểm sau:
- Khuếch đại âm thanh: Giếng trời có thiết kế sâu và có nhiều nét tương đồng với giếng nước thông thường nên khả năng khuếch đại âm thanh khá lớn. Bạn nói chuyện ở tầng 1 nhưng âm thanh vẫn văng vẳng lên các tầng trên của ngôi nhà. Như vậy sẽ khá bất tiện nếu bạn đang nói về những chuyện riêng tư, tế nhị. Chính vì vậy, kiến trúc sư Nam Cường đưa ra giải pháp sau:
+ Tăng độ dày của tường, ốp đá tự nhiên, ốp gạch, sơn gai để tiêu âm.
+ Thiết kế tiểu cảnh ở đáy giếng
+ Trồng cây leo tường sống trong nhà.
- Khó thoát nước: Như đã nói ở trên, phần đỉnh giếng nằm ở nằm ở trên mái nhà nên thường xuyên hứng chịu mọi sự thay đổi của thời tiết. Chính vì thế, ngôi nhà dễ bị nước mưa hắt vào nếu không có biện pháp xử lý. Ngoài ra, phần đáy giếng không được xây dựng thoát nước thì ngôi nhà của bạn dễ phải đối mặt với “thảm họa” vào mỗi mùa mưa bão,..
- Giảm tuổi thọ của đồ nội thất: Rất nhiều đồ nội thất được ghi chú “tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp” để gia tăng độ bền. Tuy nhiên, vào mùa hè, lượng ánh sáng nóng mà giếng trời đón vào nhà là vô cùng lớn. Kéo theo đó chính là sự giảm tuổi thọ của các đồ vật trong gia đình bạn. Cách khắc phục điều này như sau:
+ Sử dụng chất liệu tốt để che phần đỉnh giếng. Có thể dùng kính chắn sáng hoặc mái che tự động.
+ Không nên đặt quá nhiều đồ nội thất không cần thiết ở trong nhà.
- Tăng hiểm họa cho không gian sống: Giếng trời là khoảng không gian mở nên ở những khu vực giáp ranh với giếng cần trang bị vách ngăn bằng kính để bảo vệ. Nếu không sẽ gây nguy hiểm cho một số thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đặt giếng trời ở đâu trong nhà?
Giếng trời có tác dụng lấy sáng, lấy gió, giúp lưu thông không khí trong nhà nên được sử dụng nhiều trong thiết kế xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, giếng trời đặt ở đâu để đón nắng, đón gió thì khá nhiều người còn băn khoăn. Dưới đây là một số vị trí mà kiến trúc Nam Cường thường đặt giếng trời khi thiết
Giếng trời có tác dụng lấy sáng và lấy gió, giúp lưu thông không khí trong nhà, được sử dụng nhiều trong những mẫu nhà phố, nhà biệt thự. Tuy nhiên vị trí giếng trời đặt ở đâu để đón được thoáng?
Giếng trời đặt ở giữa nhà và được bao quanh bởi khung kính
Đặt giếng trời giữa nhà
Giếng trời đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa ưu điểm bởi nó sẽ điều phối ánh sáng, gió thoáng đồng đều cho toàn bộ không gian nhà ở, đồng thời gây ấn tượng về thị giác, thu hút tầm nhìn, làm không gian thêm lớn hơn, đẹp hơn. Theo phong thủy, nếu muốn khai thác được tối đa chức năng thông gió và lấy sáng, bạn nên đặt giếng trời tại khu vực cầu thang. Bởi cầu thang thường được thiết kế ở khu vực trung tâm của nhà phố hoặc biệt thự, các phòng chức năng như phòng khách, bếp, phòng ngủ sẽ xoay xung quanh. Vì vậy mà không khí, ánh sáng tự nhiên sẽ lan tỏa ra đều không gian sống hơn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nếu đặt giếng trời ở trong nhà thì phần đỉnh giếng bạn cần làm mái kính che để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa hạn chế mưa hắt vào trong nhà.
Thiết kế giếng trời sau nhà
Thiết kế giếng trời sau nhà sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới không gian chung của ngôi nhà. Do đó mục đích lấy sáng, đón thoáng dễ dàng và không yêu cầu thiết kế quá cầu kỳ. Nếu như thiết kế giếng trời ở phía sau và có hướng gió mạnh thì nên giảm diện tích kích thước giếng trời, để đảm bảo điều tiết gió cho ngôi nhà. Nếu thiết kế giếng trời nhà phố ở phía sau thì có thể không cần làm mái che để tiết kiệm chi phí.
Giếng trời cuối nhà
Với đặc thù của những mẫu nhà phố, thiết kế giếng trời khoa học sẽ giúp việc điều hòa không khí trở nên dễ dàng và hài hòa hơn. Khi thiết kế giếng trời nhà phố ở cuối nhà, bạn cần phải chú ý nhiều yếu tố, nếu không hiệu ứng sẽ không như ý:
+ Có thế tạo điểm nhấn ở những bức tường trơn để không gian thêm phần ấn tượng
+ Sử dụng tiểu cảnh hợp lý để đảm bảo phân bố không gian, vừa đón nắng và cản nắng khoa học
+ Phía cuối nhà thường gần với không gian sinh hoạt, nơi qua lại, nên không treo đèn, hay chậu cây, vật trang trí to nặng vì có thể gây nguy hiểm cho không gian sinh hoạt
Thiết kế giếng trời ở phía cuối nhà
Các loại mái che cho giếng trời phổ biến
Mùa hè, ánh nắng chiếu từ vào nhà thông qua giếng trời có cường độ mạnh sẽ gây dư thừa ánh sáng khiến không gian sống trở nên nóng bức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Hoặc khi mưa bão, nước mưa phả xuống, tạt vào trong gây trơn trượt. Thậm chí, có những kẻ trộm lợi dụng phần đỉnh giếng thiết kế không chắc chắn để đột nhập vào trong. Vì vậy, để hạn chế những điều này, gia chủ cần sử dụng mái che. Hiện nay mái che giếng trời có 2 kiểu:
Mái che cố định
Đây là loại mái che được sử dụng phổ biến hiện nay vì lắp đặt đơn giản, có nhiều mức giá để khách hàng lựa chọn. Với thiết kế cố định, kiến trúc sư khuyên gia chủ nên sử dụng tấm poly dày hoặc kính cường lực để làm mái che. Ngoài ra, để tăng khả năng cách nhiệt cho không gian sống, gia chủ nên sử dụng tấm phim cách nhiệt ở mặt trong hoặc lắp thêm ô thoáng để hơi nóng ở trong nhà thoát ra ngoài.
Giếng trời sử dụng mái che cố định
Mái lợp di động
Mái lợp di động có thể đóng mở giếng trời tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Kiểu thiết kế này linh hoạt hơn mái che cố định nhưng chi phí đầu tư cao và thời gian thi công lâu hơn.
Trên thị trường hiện nay có 3 loại mái di động được sử dụng nhiều, đó là:
- Mái gắn cảm biến: Khi trời mưa, hệ thống cảm biến điện tử sẽ thu nhận tín hiệu và tự động đóng lại. Khi hết mưa thì sẽ mở ra. Với những ngày nắng, cơ chế hoạt động cũng giống như vậy.
- Mái motor điện: loại mái này hoạt động giống như một chiếc cửa cuốn, có điều khiển từ xa. Bạn có thể điều chỉnh giếng trời đóng hoặc mở theo ý muốn của mình
- Mái kéo thủ công: loại mái này buộc bạn phải tự đóng – mở giếng trời bằng những công cụ hỗ trợ.
Giếng trời không có mái che
Một số gia đình thiết kế giếng trời không có mái che để cây cối trồng ở dưới đáy giếng có thể phát triển bằng ánh sáng mặt trời mà mưa giống như trồng ở ngoài vườn. Tuy nhiên, khi thiết kế kiểu này bạn cần phải chú ý vấn đề sau:
– Đầu tiên khi thi công giếng trời phải gia cố thêm sắt phần biên đỉnh giếng và chừa sắt ở phía góc.
– Tiếp theo xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6 tùy ý của từng gia chủ. Rồi sau đó đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cm x 15cm.
– Ngoài ra khi sử dụng lớp vật liệu chiếu sáng ở phía trên cùng như mica, kính cường lực,…bạn nên dán thêm 1 hoặc 2 lớp phin lọc tia UV hay các tia xấu có hại cho sức khỏe.
Giếng trời không có mái che để cây trồng ở đáy giếng có thể phát triển tốt
Nếu gia đình bạn có mong muốn sở hữu không gian sống khoa học, với hệ thống giếng trời an toàn và đẹp mắt, hãy liên hệ ngay với kiến trúc sư của chúng tôi. Kiến trúc Nam Cường luôn sẵn lòng phục vụ quý khách hàng, với những ý tưởng thiết kế hoàn hảo nhất. Mọi tư vấn thiết kế nhà, thiết kế nội thất, thiết kế ngoại thất, … xin vui lòng gọi trực tiếp theo số hotline 0976 222 555.
Tin bài liên quan
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Mậu Tuất 1958 (18/06/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Đinh dậu 1957 (07/06/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Kỷ Hợi 1959 (05/06/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Canh Thìn 2000 (02/06/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Đinh Tỵ 1977 (31/05/2021)
- Công ty thiết kế nội thất uy tín chuyên nghiệp (27/03/2021)
- Nội thất tân cổ điển - những bí mật chưa từng bật mí (24/02/2021)
- Cách thiết kế trần thạch cao tân cổ điển (17/02/2021)
Thiết kế nội thất đẹp

Cải tạo biệt thự 3 tầng đẹp như mới tại Hải Phòng
Thiết kế biệt thự cổ điển

Thiết kế nhà phố có gác lửng tân cổ điển trị giá 1,5 tỷ đồng
Thiết kế nhà ống - nhà phố

Thiết kế nhà phố 4 tầng ngang 5m mang phong cách tân cổ điển sang trọng
Thiết kế nhà ống - nhà phố

Thiết kế nhà thờ họ 70m2 đậm chất truyền thống
Thiết kế nhà thờ họ - Đình chùa

Thiết kế nhà góc phố 3 tầng hiện đại tại Hải Phòng
Thiết kế nhà ống - nhà phố

Thiết kế khách sạn sườn đồi có view đẹp mộng mơ
Thiết kế khách sạn - tòa nhà - khu giải trí

Mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng 270m2 đẹp không thể bỏ qua
Biệt thự Tân cổ điển

Thiết kế nhà ở 2 tầng hiện đại tại miền quê Bắc bộ
Thiết kế nhà ống - nhà phố

Thiết kế nhà thờ họ có sân vườn đẹp
Thiết kế nhà thờ họ - Đình chùa

Thiết kế nghĩa trang gia đình có khuôn viên đẹp
Thiết kế nhà thờ họ - Đình chùa

Thiết kế biệt thự tân cổ điển 4 tầng có tiểu cảnh đẹp
Biệt thự Tân cổ điển

Biệt thự phố màu trắng sang trọng và nổi bật
Biệt thự Tân cổ điển