Thiết kế khách sạn 11 tầng tân cổ điển tại Cao Bằng

Các mẫu khách sạn phong cách tân cổ điển luôn được chủ đầu tư theo đuổi và mong muốn sở hữu. Phong cách này thường được sử dụng cho các công trình xa hoa, sang trọng như biệt thự lớn, khách sạn cao cấp 3 sao trở lên. Vì vậy, khi có tiềm lực tài chính đủ mạnh, chủ đầu tư sẽ lựa chọn kinh doanh dịch vụ khách sạn cao cấp được thiết kế ấn tượng để thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cho các dịch vụ làm đẹp, nghỉ ngơi, ẩm thực,...ngày càng cao. Vì vậy, lựa chọn kinh doanh dịch vụ khách sạn cao cấp, sang trọng sẽ có khả năng thành công rất cao, nhất là tại các khu du lịch phát triển, các thành phố lớn. Vậy phong cách thiết kế tân cổ điển là gì, nó có đặc trưng gì khiến nhiều người bị chinh phục đến vậy? Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây và chiêm ngưỡng công trình khách sạn 11 tầng của Công ty Xuân Hòa xây dựng tại thành phố Cao Bằng.

Phong cách thiết kế tân cổ điển là gì?

Phong cách thiết kế tân cổ điển đã ra đời từ lâu lâu trên thế giới, nó chỉ chính thức có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 18, khi thực dân Pháp sang đô hộ và xây dựng các công trình biệt thự, cơ sở kinh tế, văn hóa, chính trị ở nước ta. Thiết kế biệt thự, khách sạn, bảo tàng,...phong cách tân cổ điển ra đời song song cùng trào lưu của nghệ thuật tân cổ điển và vẫn giữ vẹn nguyên giá trị đến ngày nay. Phong cách này chú trọng đến các chi tiết đơn giản, mang đến cảm giác sang trọng, thanh lịch, nhẹ nhàng. Chính vì vậy, dù đã trải qua hơn 3 thế kỷ, các thước đo về nghệ thuật, kiến trúc đã thay đổi rất nhiều nhưng vị trí và chỗ đứng của các công trình kiến trúc tân cổ điển vẫn giữ được vị trí không thể thay thế.

Các công trình  thiết kế khách sạn, nhà hàng, biệt thự, khu vui chơi giải trí tân cổ điển mọc lên ngày càng nhiều. Mỗi công trình đều nguy nga, tráng lệ, dựa trên quy chuẩn về kiến trúc tân cổ điển kết hợp với sự sáng tạo của đội ngũ kiến trúc sư cho ra đời những công trình độc đáo, ấn tượng. 

thiet-ke-khach-san-tan-co-dien-11-tang

Khách sạn tân cổ điển 11 tầng mang vẻ đẹp sang trọng, ấn tượng

Nét đặc trưng của phong cách tân cổ điển

Nét đặc trưng của phong cách kiến trúc tân cổ điển chính là sự dịch chuyển tương phản giữa hình dáng, màu sắc của các khối hình học. Nghệ thuật tân cổ điển nổi bật với hoa văn, phào chỉ trang trí nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ, tỉ mỉ như kiến trúc lâu đài cổ điển. Hệ thống phào chỉ được sử dụng trong một công trình có sự liên kết chặt chẽ. Không gian mà kiến trúc tân cổ điển mang lại luôn chứa nhiều cảm xúc khác nhau tùy theo dụng ý của chủ đầu tư. Một mẫu thiết kế khách sạn mang vẻ đẹp lộng lẫy, xa hoa hay vẻ đẹp lãng ạn, tình tứ phụ thuộc vào đối tượng khách hàng, vị trí khách sạn.

Phong cách Tân cổ điển thể hiện cho sự trang trọng, bề thế của kiến trúc cổ điển và nét khỏe khoắn, phóng khoáng của kiến trúc hiện đại. Từng đường nét đều được kiến trúc sư thiết kế trau chuốt, tỉ mỉ, thể hiện sự nâng niu, trân trọng, tâm huyết của chủ đầu tư cho công trình. 

Một nét đặc trưng khác của các thiết kế công trình mang phong cách kiến trúc cổ điển và tân cổ điển chính là áp dụng quy luật đối xứng cùng họa tiết trang trí cầu kỳ như kiến trúc mái vòm, mái Thái, cột trụ đồ sộ, phào chỉ uốn lượn...

thiet-ke-khach-san-tan-co-dien-11-tang-1

Mặt tiền công trình khách sạn cao cấp tại Cao Bằng

Thiết kế khách sạn 11 tầng tại Cao Bằng

Thiết kế kiến trúc khách sạn

Mẫu thiết kế khách sạn tân cổ điển 11 tầng tại Cao Bằng sở hữu mảnh đất có mặt tiền rộng 12m ngay mặt đường lớn. Vì vậy kiến trúc sư Nam Cường đã tận dụng triệt để đặc điểm này bố trí khách sạn ngay sát mặt đường, gây sự chú ý với du khách và tiết kiệm tối đa diện tích. Mặt tiền công trình được chia thành ba lối đi với hai lối đi hai bên được thiết kế bậc thang vào trực tiếp khu vực sảnh lễ tân khách sạn. Lối đi ở giữa dành cho phương tiện di chuyển và gara. Toàn bộ mặt tiền tầng 1 sử dụng cửa kính tạo sự kết nối, mang đến không gian mở cho khách sạn. Tầng 1 được kiến trúc sư tạo điểm nhấn với sơn vàng giả vân đá granite, mặt tiền bố trí 4 cột trụ, trong đó có 2 cột vuông hai bên và 2 cột tròn ở giữa.

Các tầng còn lại sử dụng sơn nước màu trắng kết hợp với ban công và các khung cửa ra ban công màu xanh đen, giúp cho mẫu thiết kế khách sạn 11 tầng vô cùng nổi bật. Hệ thống cửa ra ban công theo chiều ngang mặt tiền công trình được chia thành 4 ô cửa, tương ứng với 4 phòng ngủ. Kiến trúc sư đã tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc đối xứng do công trình không đủ diện tích để làm nên những khối kiến trúc bất quy tắc. Với chiều cao 11 tầng, Kiến trúc Nam Cường đã chia nhỏ công trình thành 5 khối tạo điểm nhấn, giúp mẫu thiết kế khách sạn cân đối hơn.

Bảng tên khách sạn được gắn ở tầng 1 và khu vực mái tầng 8, tạo điểm nhấn thu hút sự chú ý của du khách từ xa đến gần. Tầng 8 được dành một khoảng trống phía trước cho khu bàn uống trà, mái vòm hoa văn tinh tế, đẹp mắt giúp mặt tiền khách sạn không bị đơn điệu.

Hai bên khách sạn đều là các nhà cao tầng nên kiến trúc sư phải tận dụng triệt để mặt tiền lấy ánh sáng, gió cho công trình, đồng thời thiết kế ô thoáng hai bên và giếng trời giúp các phòng đều nhận được sự trao đổi không khí, gió và ánh sáng.

thiet-ke-khach-san-tan-co-dien-11-tang-2

Kiến trúc ấn tượng, thu hút mọi ánh nhìn của công trình khách sạn tân cổ điển

 

Xem thêm: Mẫu khách sạn tân cổ điển 14 tầng

 

Thiết kế nội thất khách sạn

Các phòng ngủ đôi trong thiết kế khách sạn tại Cao Bằng được kiến trúc sư sử dụng tone màu trung tính nhẹ nhàng. Hệ thống giường ngủ được thiết kế khá đơn giản với gam màu trắng tinh tế, phù hợp với sàn gỗ của khách sạn. Các phòng ngủ có sự liên kết từ chất liệu, màu sắc thiết bị nội thất đến tạo hình. Mỗi phòng có cách bố trí nội thất khác nhau, phù hợp với diện tích, hình dạng, hướng phòng.

Phòng khách sạn được kiến trúc sư tối giản để tiết kiệm diện tích, mang đến không gian sống tập trung vào sự tiện nghi, mang đến cho khách hàng không gian sống thẩm mỹ, đáp ứng mọi nhu cầu. Các mảng tường đều được thiết kế phào chỉ mảnh tạo điểm nhấn. Hệ thống ánh sáng trong các phòng đến từ đèn LED âm trần, đèn để bàn, đèn treo tường, đèn hắt trang trí,...tùy theo từng phòng.

Khách sạn được bố trí các loại phòng đơn, phòng đôi để phục vụ nhu cầu khác nhau của khách hàng. Mỗi phòng ngủ đều có nhà vệ sinh khép kín được thiết kế các thiết bị sang trọng, đẳng cấp, tiện nghi, mang đến cho du khách những khoảng thời gian lưu trú thoải mái, dễ chịu, hài lòng tuyệt đối.

Tùy thuộc vào diện tích, vị trí các phòng có thể thiết kế bàn trà phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của khách. Các phòng ngủ trong khách sạn Cao Bằng đều sử dụng sàn gỗ sang trọng, tạo cảm giác gần gũi, mang đến sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

thiet-ke-khach-san-tan-co-dien-11-tang-3

Nội thất phòng ngủ trên tầng 8 của công trình

Kiến trúc Nam Cường là đơn vị thiết kế khách sạn nổi tiếng trên toàn quốc với hàng trăm công trình gây tiếng vang lớn, mang đến cho chủ đầu tư sự hài lòng tuyệt đối. Đội ngũ kiến trúc sư Nam Cường năng động, nhiệt huyết, có kinh nghiệm thiết kế các công trình khách sạn, nhà hàng, mang lại hiệu quả kinh doanh rất tốt. Minh chứng rõ ràng nhất là những công trình đã được thiết kế hoàn chỉnh trên cả nước.

 

Trên đây là một vài chia sẻ về thiết kế khách sạn tân cổ điển. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp. Liên hệ ngay với Kiến trúc Nam Cường để được tư vấn miễn phí những mẫu thiết kế khách sạn đẹp nhất, phù hợp với vị trí, khí hậu, khả năng tài chính của bạn.

thiet-ke-phong-ngu-khach-san-1

Phòng ngủ 3 trên tầng 8

 

thiet-ke-phong-ngu-khach-san-2

Phòng ngủ 4 trên tầng 8 của khách sạn

 

thiet-ke-phong-ngu-khach-san-3

Phòng ngủ 5 là phòng ngủ đôi của khách sạn

 

thiet-ke-phong-ngu-khach-san-4

Phòng ngủ 7 sang trọng, mang vẻ đpẹ thanh lịch, tiện nghi

 

thiet-ke-phong-ngu-khach-san-6

Phòng ngủ 904 trên tầng 9 của khách sạn

 

thiet-ke-phong-ngu-khach-san-7

Phòng ngủ VIP trên tầng 9

 

thiet-ke-phong-ngu-khach-san-8

Phòng ngủ đôi được bố trí trên tầng 9 mang vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp

 

thiet-ke-phong-ngu-khach-san-9

Phòng ngủ 7 với 2 giường đơn

 



Dự án liên quan

Xem thêm dự án liên quan