Thiết kế bếp khách sạn
Khách sạn là một công trình kiến trúc, được thiết kế và xây dựng nhằm mục đích kinh doanh. Bởi vậy, để có thể thu hút được nhiều khách hàng, mỗi bộ phận, khu vực trong khách sạn đều cần được chú trọng đầu tư và thiết kế. Có thể nói, bếp là một trong những khu vực quan trọng, góp phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ẩm thực của khách sạn. Vậy thiết kế bếp cần dựa trên những tiêu chuẩn gì? Khi thiết kế cần lưu ý những gì để sở hữu một khu bếp đạt chuẩn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến việc thiết kế bếp khách sạn cũng như giới thiệu một số mẫu thiết kế bếp ấn tượng. Hãy cùng tham khảo nhé!
Lưu ý khi thiết kế khu vực bếp khách sạn
Trang bị hệ thống hút mùi
Khu vực bếp của khách sạn là nơi chuyên để chế biến và nấu nướng đồ ăn, phục vụ cho dịch vụ ẩm thực của khách sạn cũng như đáp ứng các nhu cầu về ẩm thực của khách hàng.
Khác với khu vực bếp trong các công trình nhà ở, biệt thự riêng, bếp khách sạn có tần suất sử dụng rất lớn, cần nấu nướng liên tục, làm nhiều món ăn đa dạng để phục vụ cho nhiều khách hàng. Bởi đặc trưng và mô hình hoạt động này mà những khu vực bếp của khách sạn thường tích tụ rất nhiều khói và nhiều mùi khác nhau, tỏa ra khi chế biến đồ ăn, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ khiến cho không khí trở nên ngột ngạt, bí bách, nóng bức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tiến độ làm việc của nhân viên cũng như ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của món ăn.
Mẫu thiết kế khu vực bếp với hệ thống hút mùi hiện đại
Trong những trường hợp này, giải pháp thiết kế được lựa chọn sử dụng hàng đầu đó là trang bị hệ thống hút mùi. Hệ thống hút mùi hay còn được gọi là máy khử mùi, máy hút mùi. Đây là một loại thiết bị gia dụng nhà bếp có chức năng chính là hút khói, loại bỏ những hơi nước tích tụ, những mùi hương được tạo ra trong quá trình nấu nướng.
Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ sản xuất mà máy hút mùi được chế tạo với rất nhiều kiểu, mẫu mã đa dạng. Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ đầu tư cũng như đặc trưng, kết cấu kiến trúc và mô hình hoạt động của khách sạn mà việc lựa chọn và lắp đặt hệ thống hút mùi cho khu vực bếp cần được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng hệ thống hút mùi, nên chú ý vệ sinh máy định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu thiết kế nội thất phòng ăn khách sạn đẹp
Khu sơ chế đồ trong bếp của khách sạn
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Khi thiết kế và xây dựng các công trình, bên cạnh việc nghiên cứu tìm ra phương án thiết kế phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao thì còn cần chú trọng đến các giải pháp đảm bảo sự an toàn cho quá trình sử dụng về sau.
Trong đó, việc lắp đặt và bố trí hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các công trình là một việc làm hết sức quan trọng, không chỉ với các công trình có quy mô lớn như công trình công cộng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn thường tập trung nhiều người, mà còn cho các công trình có quy mô nhỏ như biệt thự hay nhà riêng.
Đối với các công trình khách sạn, đặc biệt là khu vực bếp nấu ăn có đặc thù là thường xuyên nấu nướng, tiếp xúc trực tiếp với lửa và hệ thống các nguồn điện, có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao nên việc trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy là hết sức quan trọng và cần thiết, giúp đảm bảo an toàn cho khách hàng, nhân viên làm việc đồng thời tạo điều kiện để việc kinh doanh khách sạn được hoạt động một cách thuận lợi nhất.
Mẫu thiết kế khu vực bếp đạt chuẩn
Thông thường, một hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ bao gồm hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Hệ thống chữa cháy được chia làm 3 loại tiêu biểu đó là: hệ thống chữa cháy sử dụng bọt, hệ thống chữa cháy sử dụng khí, hệ thống chữa cháy sử dụng nước.
Khi thiết kế, bố trí và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy cho khu vực bếp của khách sạn, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ đầu tư cũng như những đặc trưng của công trình, nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng để chọn được hệ thống chữa cháy phù hợp đồng thời tìm đến đơn vị thi công chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình thi công được thực hiện đúng tiêu chuẩn nhất.
Bố trí không gian bếp phù hợp với menu
Thông thường, đối với dịch vụ ẩm thực, mỗi khách sạn đều sẽ có một menu cố định, gồm nhiều món ăn đa dạng và phong phú khác nhau. Bởi vậy, để tạo điều kiện cho các nhân viên làm việc tại khu vực bếp có thể nấu nướng, chế biến món ăn một cách thuận lợi và nhanh chóng, nên thiết kế và bố trí không gian bếp sao cho phù hợp với menu của khách sạn.
Mẫu thiết kế không gian khu bếp với vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao
Chủ đầu tư nên bàn bạc kỹ càng với các kiến trúc sư để tìm ra phương án thiết kế hợp lý nhất. Với số lượng món ăn cần nấu nhiều, khi thiết kế không nhất thiết phải phân chia từng khu vực riêng cho mỗi món ăn, điều này sẽ khiến bố cục không gian bị phân tán, rời rạc gây tốn diện tích. Nên dựa vào quy trình thực hiện công việc cũng như thứ tự món ăn trong menu để bố trí, sắp xếp, phân loại đồ nội thất, dụng cụ cũng như nguyên liệu chế biến một cách hợp lý và khoa học, tạo thuận lợi tối đa cho quá trình nấu nướng.
Phân chia từng khu vực riêng cho các bộ phận trong bếp
Mỗi khu bếp khách sạn thường sẽ bao gồm những bộ phận như: bộ phận sơ chế, bộ phận gia công, bộ phận chế biến, bộ phận vận chuyển món ăn, bộ phận dọn rửa và vệ sinh,... Mỗi bộ phận này tương đương với một công đoạn trong quy trình nấu ăn của khu vực bếp khách sạn.
Khi thiết kế, nên phân chia và bố trí từng khu vực riêng cho mỗi bộ phận để quá trình thực hiện công việc được tiến hành một cách thuận lợi, khoa học, rõ ràng, nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh, đồng thời giúp thể hiện được sự chuyên nghiệp trong mô hình hoạt động của khách sạn.
Nên tính toán, cân nhắc và phân chia diện tích của mỗi khu vực sao cho phù hợp với chức năng và quy trình hoạt động.
Khu vực vận chuyển món ăn trong khách sạn
Khu vực sơ chế: Đây là khu vực làm việc đầu tiên trong quy trình nấu nướng. Tại đây, nhân viên sẽ sơ chế, làm sạch nguyên liệu nấu ăn để phục vụ cho những công đoạn tiếp theo. Nên thiết kế và bố trí khu vực sơ chế với đầy đủ các giá để đồ, chậu rửa đồng thời sắp xếp một cách ngăn nắp và khoa học.
Khu vực gia công: Với khu vực này, nên thiết kế và phân chia một khoảng không gian đủ rộng để các nhân viên có thể tiếp nhận nguyên liệu đã sơ chế và chuẩn bị các bước tiếp theo.
Khu vực chế biến: Đây được coi là khu vực hoạt động chính của bếp, là nơi sẽ chế biến và tạo ra những món ăn ngon. Bởi vậy, nên dành một phần diện tích rộng rãi và thoải mái cho khu vực chế biến đồng thời đầu tư, trang bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc nấu nướng.
Khu vực vận chuyển món ăn: Đây là khu vực để nhân viên tiếp nhận món ăn đã làm xong và mang ra cho khách hàng. Nên bố trí khu vực này ở nơi thuận tiện cho việc di chuyển và đi lại đồng thời thiết kế lối đi thông thoáng và khoa học, đảm bảo việc vận chuyển đồ ăn được nhanh chóng, dễ dàng.
Khu vực dọn rửa và vệ sinh: Với khu vực này, nên thiết kế và bố trí đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dọn, rửa đảm bảo an toàn vệ sinh tối đa.
Khu vực dọn rửa ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ
Hệ thống xử lý rác
Có thể nói, đối với các khách sạn, nhà hàng kinh doanh dịch vụ ẩm thực, bên cạnh chất lượng, mùi vị của từng món ăn thì việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đảm bảo vệ sinh của khu vực bếp là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn, nhà hàng.
Bởi vậy, chủ đầu tư cần chú trọng đến việc bố trí, trang bị hệ thống xử lý rác ngay tại khu vực bếp khách sạn. Nên bố trí thùng rác ở các khu vực sơ chế và khu vực dọn rửa để đựng đồ ăn thừa sau quá trình sơ chế và sử dụng. Nên loại bỏ rác thải tồn đọng ngay sau khi kết thúc ngày làm việc để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Mẫu thiết kế khu vực bếp của khách sạn
Bên cạnh đó, cần đầu tư các dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho việc lau dọn, vệ sinh khu bếp thường xuyên như: khăn lau, chổi, dung dịch cọ rửa,...để mỗi không gian trong khu bếp lúc nào cũng sạch sẽ và gọn gàng.
Tiêu chuẩn thiết kế bếp khách sạn
Không gian bếp
Khi thiết kế không gian khu vực bếp, chủ đầu tư cần bàn bạc kỹ càng với kiến trúc sư, căn cứ vào mô hình hoạt động, menu món ăn của khách sạn để tìm ra phương án thiết kế hợp lý, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình chế biến, nấu nướng các món ăn.
Như đã nói ở trên, thông thường, mỗi khu bếp sẽ bao gồm những bộ phận như: bộ phận sơ chế, bộ phận gia công, bộ phận chế biến, bộ phận vận chuyển món ăn, bộ phận dọn rửa và vệ sinh,... Mỗi bộ phận này tương đương với một công đoạn trong quá trình nấu nướng.
Không gian khu bếp rộng rãi và thoáng đãng
Nên thiết kế từng khu vực làm việc riêng cho mỗi bộ phận đồng thời sắp xếp vị trí thật khoa học và hợp lý để tạo điều kiện cho các nhân viên có thể làm việc, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, đảm bảo quy trình nấu nướng được thực hiện tuần tự và thuận lợi.
Ánh sáng
Có thể nói, với đặc trưng công việc của khu vực bếp, đầu bếp cần thường xuyên theo dõi màu sắc của món ăn để xác định mức độ chín tới cũng như bày biện, kết hợp các nguyên liệu với nhau. Bởi vậy, ánh sáng là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong không gian bếp.
Không gian khu vực bếp với đầy đủ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn điện
Khi thiết kế, nên kết hợp một cách khoa học giữa nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng đèn điện nhân tạo để đảm bảo mức độ chiếu sáng vừa đủ cho khu vực bếp. Tùy thuộc vào kết cấu kiến trúc và vị trí khu bếp mà chủ đầu tư có thể bố trí những khung cửa sổ để giúp đón ánh sáng tự nhiên đồng thời giúp không khí trở nên thông thoáng và dễ chịu hơn.
Hệ thống dẫn ga
Trong khu vực bếp khách sạn, hệ thống dẫn ga là yếu tố không thể thiếu để phục vụ cho việc chế biến, nấu nướng các món ăn.
Khi thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống dẫn ga cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng, tuân theo những tiêu chuẩn nhất định đồng thời trong quá trình sử dụng, cần tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Khu vực bếp được trang bị đầy đủ tiện nghi đảm bảo sự an toàn tối đa
Hệ thống thông gió
Khu vực bếp khách sạn là nơi chế biến, nấu nướng các món ăn với số lượng lớn và tần suất liên tục, thường tích tụ nhiều khói bếp và có nhiệt lượng cao. Bởi vậy, việc trang bị hệ thống thông gió là hết sức cần thiết và hợp lý.
Chủ đầu tư nên nghiên cứu, tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để chọn được loại máy thông gió có chức năng phù hợp với môi trường hoạt động của khu bếp khách sạn, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả sử dụng cao.
Tham khảo mẫu thiết kế khu vực bếp khách sạn đẹp
Thiết kế bếp nấu cho nhà hàng hải sản
Mẫu thiết kế bếp nấu của nhà hàng trong khách sạn 4 sao của Nam Cường thể hiện được sự chuyên nghiệp và đẳng cấp nhờ việc phân chia, sắp xếp bộ cục các khu vực một cách hợp lý và khoa học.
Mỗi khu vực đều được đầu tư và trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cần thiết để phục vụ cho việc nấu nướng của nhà hàng.
Toàn bộ không gian bếp được các kiến trúc sư sử dụng màu trắng bạc làm tông màu chủ đạo, giúp toát lên vẻ đẹp sang trọng và ấn tượng.
Mẫu thiết kế khu vực bếp của nhà hàng hải sản với vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp
Thiết kế khu vực bếp khách sạn 3 sao
Với khu vực bếp dành cho khách sạn 3 sao, các kiến trúc sư của Nam Cường đã tạo nên một mẫu thiết kế không gian khu bếp vừa đảm bảo công năng sử dụng vừa có tính thẩm mỹ cao. Nhờ ưu thế về diện tích lớn, từng khu vực trong bếp đều được phân chia và thiết kế có không gian rộng rãi, thoáng đãng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc của nhân viên, đầu bếp trong nhà hàng.
Mẫu thiết kế khu vực bếp cho nhà hàng ấn tượng và nổi bật
Các khu vực trong bếp đều được sơn màu trắng trang nhã, tạo cảm giác sạch sẽ và dễ chịu. Ngoài ra các kiến trúc sư còn lựa chọn tông màu xanh lá tràn đầy năng lượng để tạo điểm nhấn cho các không gian.
Mẫu thiết kế bếp khách sạn mini
Đến với mẫu thiết kế bếp khách sạn mini của Nam Cường, mọi người sẽ thấy được một tổng thể không gian hài hòa và ấn tượng với từng khu vực, bộ phận được các kiến trúc sư thiết kế và phân chia rất khoa học.
Tuy khu vực bếp này có diện tích khiêm tốn nhưng bằng sự chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, các kiến trúc sư đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp thiết kế hợp lý với đầy đủ các công năng như: khu sơ chế, khu chế biến, khu dọn đồ, khu dọn rửa, khu bảo quản,...
Xem thêm: Mẫu thiết kế nội thất khách sạn mini hiện đại tại Hà Nội
Mẫu thiết kế khu vực bếp với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi và an toàn
Nhờ cách phân chia, sắp xếp và bố trí khoa học, các kiến trúc sư đã tận dụng được tối đa diện tích để bày biện và trang bị những đồ dùng cần thiết cho khu vực bếp, tạo nên một không gian làm việc với đầy đủ tiện nghi, thông thoáng và thoải mái.
Qua những mẫu thiết kế khu vực bếp của các công trình khách sạn, nhà hàng, có thể thấy, đối với việc thiết kế khu bếp, không chỉ cần lựa chọn phong cách trang trí sao cho phù hợp với tổng thể chung, đảm bảo vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao mà còn cần chú trọng đến yếu tố công năng sử dụng cũng như cần đầu tư, bố trí các trang thiết bị để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và sự an toàn tuyệt đối trong quá trình làm việc.
Thiết kế bếp trong tòa nhà văn phòng
Tại các tòa nhà làm việc, tòa nhà văn phòng, đôi khi chủ đầu tư cũng có mong muốn thiết kế nội thất bếp ăn chuyên nghiệp phục vụ nhân viên. Cũng là một khu bếp phục vụ công việc ăn uống của nhiều người nhưng do đặc thù là bếp nội bộ dành cho nhân viên công ty nên cách thiết kế sẽ có nhiều khác biệt so với nhà bếp của các cơ sở kinh doanh. Dưới đây là một mẫu thiết kế khu bếp ăn cho công ty bất động sản tại Bình Dương với quy mô công ty hơn 40 nhân viên.
Nội thất khu bếp nấu của tòa nhà làm việc
Với đặc thù thiết kế nội thất bếp phục vụ cố định số lượng nhân viên trong công ty nên KTS dễ dàng hơn trong việc bố trí không gian, mà không cần tính toán quá nhiều. Số lượng bộ bàn ghế trong khu bàn ăn cần đáp ứng được số lượng nhân viên nhiều nhất có thể và nên để dư ra 1 bàn. Ngoài ra, KTS cũng thiết kế thêm 1 khu pha chế nhỏ phục vụ nhu cầu uống nước, cafe,...của nhân viên sau khi dùng bữa.
Mẫu thiết kế nội thất bếp của các tòa nhà làm việc sẽ đơn giản hơn so với các công trình nhà hàng, khách sạn, tiệc cưới,...Số lượng bếp nấu cũng không cần quá nhiều vì hàng ngày thực đơn, số lượng người dùng bữa luôn có sự chủ động nên đầu bếp sẽ dễ dàng sắp xếp thời gian hợp lý để chế biến thức ăn.
Khu bếp và phòng ăn của tòa nhà làm việc công ty bất động sản
Bếp khách sạn 2 sao
Bếp khách sạn 2 sao có diện tích không quá lớn, khoảng 50m2 đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu khi nhà hàng đông khách. Với một không gian nhỏ, KTS đã thiết kế nội thất bếp nhà hàng đầy đủ kho bảo quản, khu sơ chế, khu chế biến, khu dọn rửa, khu soạn đồ. Với cách sắp xếp hợp lý, tiết kiệm không gian, các KTS đã tận dụng được tối đa diện tích phục vụ khách hàng.
Nội thất khu bếp nấu của khách sạn 2 sao
Trừ hai lối cửa ra vào, còn lại các cạnh tường đều được bố trí hệ thống kệ thoáng nhiều tầng mang đến không gian chứa đồ rộng rãi, thoáng đãng. Mặc dù tận dụng tối đa diện tích để các tủ kệ chứa đồ nhưng KTS vẫn để lại khoảng trống đủ để các nhân viên, đầu bếp làm việc, thực hiện thao tác nấu nướng. Trên bếp nấu của mẫu thiết kế nội thất bếp nhà hàng vẫn được thiết kế máy hút mùi, hút khói giúp khu bếp dù nhỏ nhưng luôn sạch sẽ, không bị ám mùi quá nặng, gây ảnh hưởng đến không gian bên ngoài. Toàn bộ kệ để đồ trong bếp đều được KTS sử dụng chất liệu inox sáng bóng, mang đến cảm giác sạch sẽ, dễ sử dụng.
Quan niệm trước đây khi thiết kế nội thất bếp cho nhà hàng, nhà ở hay bất kỳ cơ sở nào là sử dụng gạch, thiết bị tối màu để không lộ các vết bẩn. Tuy nhiên, ngày nay quan điểm đó đã bị bác bỏ, khu bếp nấu cần được thiết kế gam màu trắng và luôn được vệ sinh sạch sẽ để không gian sang trọng, sáng bóng, giúp bữa ăn thêm ngon miệng.
Để có thể sở hữu những mẫu thiết kế chuẩn đẹp, ấn tượng và độc đáo, chủ đầu tư nên tìm hiểu và lựa chọn những công ty thiết kế, đơn vị thi công uy tín và chuyên nghiệp. Trong đó, công ty thiết kế Nam Cường với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng cùng đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm là một địa chỉ đáng tin cậy mà mọi người có thể tham khảo. Hãy tìm hiểu và liên hệ với Nam Cường để nhận được những sự tư vấn nhiệt tình đồng thời tham khảo thêm được nhiều mẫu thiết kế bếp khách sạn ấn tượng nhé!
Dự án liên quan
Mẫu thiết kế nội thất khách sạn mini hiện đại tại Hà Nội
02-05-2017 | 08:14
Mẫu thiết kế nội thất khách sạn phong cách hiện đại, đơn giản, nhẹ nhàng nhưng hết sức sang trọng