17

February 2021

Cách thiết kế trần thạch cao tân cổ điển

Cách thiết kế trần thạch cao tân cổ điển

Có thể nói, trong kiến trúc xây dựng, để tạo nên một công trình hoàn hảo, cần lựa chọn, thiết kế và phối kết hợp rất nhiều chi tiết, bộ phận. Trong đó, trần nhà là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp hoàn thiện cho các không gian căn phòng cũng như cho tổng thể công trình.

Trần thạch cao là gì?

Nhờ có sự phát triển không ngừng của công nghệ sản xuất và sự sáng tạo của con người, hiện nay, trần nhà được thiết kế và tạo nên từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Một trong số đó là trần thạch cao - loại trần nhà đang được nhiều gia đình quan tâm và lựa chọn. Vậy trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao hay còn được gọi là trần giả, là lớp trần thứ hai nằm phía dưới trần nhà truyền thống. Loại trần này được tạo nên từ các tấm thạch cao, gắn cố định với nhau bởi một hệ khung chắc chắn và có sự liên kết với kết cấu kiến trúc của tầng trên.

trần thạch cao

Hình ảnh mẫu trần thạch cao được thiết kế sang trọng và tinh tế

Hiện nay, phương án thiết kế trần thạch cao cho các công trình nhà ở như nhà ống - nhà phố hay biệt thự được rất nhiều gia đình lựa chọn, góp phần mang lại vẻ đẹp ấn tượng và có giá trị thẩm mỹ cao cho tổng thể công trình.

Tìm hiểu về trần thạch cao

Kết cấu

Trần thạch cao được tạo nên bởi một tổ hợp các lớp nguyên vật liệu bao gồm: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, lớp sơn bả, các vật liệu phụ khác. Mỗi thành phần, nguyên vật liệu đều có những đặc điểm và chức năng riêng, kết hợp với nhau tạo nên một kết cấu trần thạch cao vững chắc và đẹp đẽ.

+ Khung xương thạch cao

Khung xương thạch cao là khung trụ chính bao gồm: thanh chính, thanh phụ, thanh treo và viền tường, được gắn kết chặt chẽ với nhau.Đây là bộ phận quan trọng nhất, đóng vai trò rất lớn trong việc tạo nên một kết cấu chắc chắn, giúp tăng tính chịu lực, đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho công trình.

+ Tấm thạch cao

Tấm thạch cao là bộ phận được gắn kết trực tiếp với hệ khung xương bằng loại ốc vít chuyên dụng, có vai trò chính là tạo mặt phẳng cho trần nhà.

Hiện nay, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, tấm thạch cao còn được thiết kế và tạo nên với rất nhiều mẫu mã, họa tiết hoa văn trang trí đa dạng và phong phú khác nhau, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc và đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách hàng.

trần thạch cao giật cấp

Không gian nội thất phòng bếp ăn

+ Lớp sơn bả

Lớp sơn bả là một trong những nguyên vật liệu không thể thiếu, có tác dụng tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần. Sơn bả là công đoạn cuối cùng khi thi công trần thạch cao, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo và có tính thẩm mỹ cao cho công trình. 

Các vật liệu phụ khác

Trong quá trình thi công trần thạch cao, không thể thiếu các vật liệu phụ như keo, các loại chất dính chuyên dụng,... Các nguyên vật liệu này có tác dụng phụ trợ, gắn kết, tạo độ kết dính và liên kết các bộ phận với nhau, đảm bảo sự chắc chắn và kiên cố cho lớp trần thạch cao.

trần tân cổ điển

Mẫu trần thạch cao với kết cấu chắc chắn và kiên cố

Đặc tính

Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà trần thạch cao được rất nhiều người yêu thích, lựa chọn để thiết kế và thi công cho các công trình. Vậy, sức hút của loại trần thạch cao này đến từ đâu? 

Một số đặc tính nổi bật của trần thạch cao có thể kể đến như:

- Mềm dẻo, dễ dàng ứng dụng thi công trên các trần nhà hoặc các bề mặt có độ cong vênh đồng thời không bị nứt khi sử dụng trong một thời gian dài.

- Bề mặt phẳng, láng mịn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế, khắc họa những họa đường nét, họa tiết hoa văn trang trí.

- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, thi công đồng thời, dễ dàng sửa chữa, khắc phục chỗ bị hỏng mà không cần tháo dỡ hay thay đổi toàn bộ, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

- Có khả năng cách nhiệt, chống nóng và chống cháy: Tấm thạch cao có tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại nguyên vật liệu khác như kính, bê tông, gạch,... Do đó nó có thể ngăn cản sức nóng, ngăn nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác đồng thời cũng có thể chịu được lửa trong vòng 3 tiếng đồng hồ. 

- Có khả năng cách âm: Tấm thạch cao có khả năng cách âm, tiêu âm tương đối tốt, nó có thể làm giảm đi một lượng âm thanh từ 35dB đến 60dB.

- Có khả năng chống nước, chống ẩm: Tấm thạch có thể chống nước và không bị ẩm mốc ngay cả khi được sử dụng trong các môi trường có độ ẩm cao như nhà bị dột, thấm nước, nhà vệ sinh,...

không gian trần thạch cao

Mẫu thiết kế trần thạch cao với những đặc điểm nổi bật, thu hút người nhìn

Các loại trần thạch cao

Trần thạch cao nổi (Trần thả)

Trần thạch cao nổi hay còn được gọi là trần thạch cao thả, được thiết kế với một phần thanh xương lộ ra bên ngoài và được thi công bằng phương pháp thả các tấm thạch cao từ trên xuống.

Đặc điểm để nhận biết trần thạch cao nổi đó là sau khi lắp đặt và thi công xong sẽ để lộ phần thanh xương ra phía dưới trần nhà, tạo thành các ô vuông có kích thước khoảng 600x600mm.

  • Ưu điểm

- Có tác dụng che đi các khuyết điểm, các hạng mục kỹ thuật khác như: hệ thống các dây dẫn, dây điện, dây cáp mạng, đường ống nước,... mang lại vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao cho công trình.

- Dễ dàng thi công

- Dễ dàng tháo dỡ, lắp đặt lại khi muốn thay thế hoặc khi bị hỏng hóc cần sửa chữa

  • Nhược điểm

- Khó tạo hình và trang trí

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là loại trần có hệ khung xương được thiết kế và thi công ẩn bên trong tấm thạch cao. 

Đặc điểm để nhận biết trần thạch cao chìm đó là có bề mặt phẳng mịn, hệ khung xương được ẩn giấu phía trong nên không thể nhìn thấy từ bên ngoài.

thiết kế trần giật câp

Mẫu trần thạch cao chìm sang trọng và quý phái trong không gian phòng ngủ

  • Ưu điểm

- Có tính thẩm mỹ cao, có thể dễ dạng tạo hình, tạo kiểu và trang trí với những họa tiết hoa văn đa dạng, phong phú khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu, sở thích và phong cách thiết kế của công trình.

- Chi phí thi công hợp lý, không quá cao, phù hợp với các công trình như nhà phố, nhà ống,...

  • Nhược điểm

- Khó thay thế, sửa chữa khi hỏng

Trần giật cấp

Trần giật cấp là một loại trần thạch cao chìm, có cấu tạo từ hệ khung xương và các tấm thạch cao, được thiết kế giật xuống từng cấp khác nhau để tăng thêm phần ấn tượng và độc đáo.

Trần thạch cao giật cấp có 2 loại chính là:

- Trần thạch cao giật cấp hở

- Trần thạch cao giật cấp kín

nội thất phòng khách trần thạch cao

Mẫu trần thạch cao giật cấp kết hợp cùng đèn chùm ấn tượng và độc đáo

  • Ưu điểm

- Đây là loại trần được thiết kế với các hình dạng, hình khối độc đáo và ấn tượng, giúp tạo chiều sâu và làm giảm bớt cảm giác đơn điệu cho không gian, mang đến vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật và có giá trị thẩm mỹ cao, được sử dụng rất phổ biến trong thi công, xây dựng các công trình.

- Có thể sử dụng, thiết kế cho nhiều không gian đồng thời phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau.

  • Nhược điểm

- Quá trình thi công tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi kiến trúc sư phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đồng thời cần tỉ mỉ và cẩn thận khi thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất.

- Bởi đặc trưng kết cấu của trần thạch cao giật cấp nên khi bị hỏng hóc, cần tháo dỡ toàn bộ để sửa chữa, tốn khá nhiều thời gian và chi phí. 

Trần thạch cao tân cổ điển có gì đặc biệt?

Trần thạch cao tân cổ điển là gì?

Trần thạch cao tân cổ điển là loại trần thạch cao được thiết kế và trang trí theo phong cách tân cổ điển, có sự tổng hòa và giao thoa giữa vẻ đẹp cổ kính, xa hoa của phong cách cổ điển và vẻ đẹp tinh tế, sang trọng của phong cách hiện đại.  Tùy theo từng đặc trưng kiến trúc, bố cục của công trình cũng như nhu cầu và sở thích của chủ sở hữu mà trần thạch cao tân cổ điển có thể là loại trần thạch cao nổi, trần thạch cao chìm hoặc trần thạch cao giật cấp. Những ngôi biệt thự tân cổ điển thường sử dụng loại trần này để tăng nét đẹp sang trọng cho không gian. 

thiết kế trần

Mẫu trần thạch cao tân cổ điển

Hiện nay, trần thạch cao tân cổ điển là một trong những loại trần có sức hút rất lớn, được nhiều người lựa chọn sử dụng để thiết kế và thi công cho các công trình.

Đặc điểm

Có thể nói, điểm đặc biệt cũng như sức hút của trần thạch cao tân cổ điển được thể hiện ở chính những đặc điểm nổi bật của nó. 

  • Phào chỉ, họa tiết, hoa văn trang trí

Khác với sự cầu kỳ, tỉ mỉ và tinh xảo của lối kiến trúc cổ điển, trần thạch cao tân cổ điển thường được trang trí và khắc họa bởi những đường nét, phào chỉ, họa tiết hoa văn đơn giản mà tinh tế. 

Những đường nét này nổi bật với vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh mảnh, được thiết kế uốn lượn mềm mại, tạo nên những hình thù độc đáo và ấn tượng, góp phần mang đến vẻ đẹp có giá trị thẩm mỹ cao cho các không gian.

Bên cạnh đó, những họa tiết hoa văn trang trí này cũng được thiết kế và bố trí rất đăng đối, khoa học và hợp lý, tạo nên một bề mặt trần thạch cao tân cổ điển cân đối và hài hòa. 

Mẫu trần thạch cao tân cổ điển được thiết kế với những họa tiết hoa văn đơn giản mà tinh tế

  • Màu sắc

Thông thường, màu sắc của trần thạch cao tân cổ điển sẽ phụ thuộc chủ yếu vào màu sắc của không gian căn phòng để tạo được sự liên kết và thống nhất với tổng thể chung. 

Khi thiết kế và trang trí cho trần thạch cao tân cổ điển, một số phương án phối kết hợp màu sắc thường được sử dụng như:

- Sử dụng thuần một màu cho toàn bộ trần như: màu trắng, màu be, màu kem,...

- Sử dụng màu trắng làm nền kết hợp cùng những gam màu như: màu vàng, màu kem, màu nâu nhạt, màu cam nhạt,... để tô điểm cho những họa tiết, hoa văn.

thiết kế trần mạ vàng

Những tông màu được sử dụng để trang trí cho trần thạch cao tân cổ điển thường toát lên vẻ đẹp trang nhã, quý phái, sang trọng và vô cùng tinh tế, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian căn phòng. 

Ứng dụng của trần thạch cao

Trần thạch cao tân cổ điển thường được sử dụng trong các công trình có lối kiến trúc tân cổ điển làm chủ đạo. 

Trước đây, trần thạch cao tân cổ điển được sử dụng chủ yếu trong các công trình kiến trúc có quy mô lớn, mang tính chất công cộng như: các công trình lịch sử, tôn giáo, bảo tàng, nhà thờ, khách sạn, nhà hàng,...

Theo thời gian, với sự sáng tạo không ngừng của con người, loại trần này dần được sử dụng rộng rãi hơn, không chỉ dành cho những công trình có quy mô lớn mà còn được ứng dụng thiết kế cho các công trình có quy mô nhỏ, mang tính chất riêng tư, cá nhân như: nhà ở, biệt thự,...

Tùy thuộc vào quy mô của công trình, độ rộng hay hẹp của từng không gian và từng loại hình kiến trúc khác nhau mà kiến trúc sư sẽ lựa chọn loại trần thạch cao tân cổ điển phù hợp để thi công nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự bền lâu và an toàn trong quá trình sử dụng.

phòng khách trần thạch cao

Hình ảnh mẫu trần thạch cao tân cổ điển trong không gian phòng khách rộng lớn

- Những công trình kiến trúc có quy mô lớn hay những căn phòng có diện tích rộng như nhà hàng, khách sạn, hội trường,... thường sử dụng trần thạch cao nổi để tăng thêm sự ấn tượng, làm giảm cảm giác trống trải và đơn điệu cho không gian. 

- Những công trình có quy mô nhỏ hay những căn phòng có diện tích khiêm tốn như nhà phố, nhà ống, biệt thự, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ,... thường sử dụng trần thạch cao chìm có bề mặt phẳng, láng mịn để giúp không gian trở nên rộng rãi hơn.

- Những căn phòng có khoảng cách từ sàn nhà lên đến trần lớn, thường sử dụng loại trần thạch cao tân cổ điển giật nhiều cấp cùng nhiều họa tiết hoa văn trang trí để tăng thêm vẻ ấn tượng cho không gian. 

- Những căn phòng có khoảng cách từ sàn nhà lên đến trần khiêm tốn, thường thiết kế trần thạch cao tân cổ điển với những họa tiết hoa văn đơn giản, thanh mảnh để tạo cảm giác thông thoáng, tránh gây bí bách, chật chội cho không gian.

Trần thạch cao cho các công trình

Nói đến trần thạch cao tân cổ điển làm ta nhớ đến những cung điện mái vòm từ những thế kỷ trước tại Châu, những mẫu trần nhà đẹp không sao tả xiết. Họ đưa văn hóa và tín ngưỡng của mình khắc lên trần nhà, trên tường, làm sao cho thể hiện được rõ nét sự đặc sắc và cá tính trong từng công trình.

thiết kế trần thạch cao

Phòng khách tân cổ điển có trần thạch cao

Phong trào kiến trúc nội thất tân cổ điển và cổ điển được xuất phát từ tầng lớp quý tộc phương Tây ngày xưa, vào khoảng những năm 70 của thế kỷ trước. Kiến trúc tân cổ điển đánh dấu một bước ngoặt chuyển mình trong thời đại còn mang nhiều nét xa xỉ và trống rỗng, dễ bị đi vào lãng quên. Lối kiến trúc nội thất tân cổ điển ra đời để giảm thói quen xa xỉ trong sinh hoạt cuộc sống của tầng lớp quý tộc và mang theo một làn gió mới mẻ, phong cách hơn. 

Trải qua rất nhiều thăng trầm, phong cách tân cổ điển dần có chỗ đứng vững và rực rỡ hơn bao giờ trong những năm gần đây. Tuy thế những lối kiến trúc cầu kỳ, phức tạp đã ăn mòn vào trong vẻ đẹp kiến trúc tân cổ điển, bằng chứng là ngày nay trong các tòa lâu đài hay biệt thự vẫn xuất hiện những trần nhà được thiết kế vô cùng cầu kỳ, chất liệu chủ yếu là thạch cao.

thiết kế trần thạch cao giật cấp

Hình ảnh không gian căn phòng lộng lẫy với mẫu trần thạch cao tân cổ điển được thiết kế và trang trí vô cùng bắt mắt

Để có phong cách tương đồng với nhau, khi thiết kế đội ngũ KTS luôn phối hợp nhuần nhuyễn giữa hệ thống hoa văn, cột trụ và phào chỉ trong nhà để sao cho thể hiện đầy đủ đẳng cấp sang trọng trong nội thất.

Với vẻ đẹp trong từng được nét của trần thạch cao tân cổ điển, mọi người có thể hình dùng được sự sáng tạo tài ba cùng tỉ mỉ của những người thiết kế để cho ra những tác phẩm hài hòa với không gian, đi đúng theo quy chuẩn cổ điển đồng thời cũng bộ lộ rõ sự nhạy bén với xu hướng nghệ thuật.

Những mẫu thiết kế trần thạch cao đẹp với phong vị độc đáo, sắc sảo mang đến cho không gian một sự thu hút, đầy quyến rũ, khiến nhiều gia chủ không thể cưỡng lại được.

Việc lựa chọn và thiết kế trần thạch cao phù hợp với đặc trưng kiến trúc của từng không gian căn phòng nói riêng và của tổng thể công trình nói chung không chỉ giúp mang lại vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao mà giúp đảm bảo được sự chắc chắn, bền lâu và an toàn tối đa khi sử dụng.

thiết kế nội thât trần thạch cao

Không gian cầu thang sử dụng trần cổ điển mạ vàng

Bởi vậy, trước khi thiết kế và thi công, gia chủ nên tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng đồng thời lựa chọn một công ty thiết kế, đơn vị thi công uy tín và chuyên nghiệp, bàn bạc kỹ càng với kiến trúc sư để tìm ra phương án thiết kế phù hợp nhất. 

Hiện nay, giữa vô vàn những công ty thiết kế xuất hiện trên thị trường, một trong những địa chỉ uy tín mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn đó là công ty thiết kế Nam Cường. Với nhiều năm hoạt động trong nghề đồng thời sở hữu đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm cùng lối thiết kế sáng tạo, chắc chắn Nam Cường sẽ không làm bạn thất vọng.

Hãy tìm đến kiến trúc Nam Cường để được tư vấn và tham khảo thêm nhiều mẫu thiết kế ấn tượng nhé! Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại trần thạch cao đồng thời lựa chọn được loại trần thạch cao phù hợp để ứng dụng thiết kế và thi công cho công trình của riêng mình.

Share on Facebook