14

November 2016

Phong cách kiến trúc Phục Hưng - đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc của nhân loại

Phong cách kiến trúc Phục Hưng - đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc của nhân loại

Nếu bạn là nhân viên thiết kế hay là người dành sự yêu thích cho nền kiến trúc phương Tây, chắc hẳn đã nghe qua cụm từ kiến trúc Phục Hưng. Mặc dù có lịch sử từ rất lâu đời nhưng phải nói rằng, mô hình kiến trúc này vẫn tồn tại song hành với các loại hình kiến trúc khác, được nhận định là đỉnh cao nghệ thuật mà khó có thể có phong cách nào có thể vượt qua. Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin xung quanh phong cách kiến trúc này, các bạn hãy cùng theo dõi để có thêm kiến thức bổ ích nhé.

Khái niệm kiến trúc Phục Hưng

Kiến trúc Phục Hưng có lịch sử phát triển lâu đời

Kiến trúc thời kỳ Phục Hưng được nhận định là loại hình kiến trúc xuất hiện ở thời điểm giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17. Loại kiến trúc này xuất hiện ở nhiều vùng đất khác  nhau của Châu Âu. Mỗi một công trình được khoác lên mình bởi nền kiến trúc Phục Hưng đều như là một hình ảnh thể hiện sự hồi sinh của văn hóa Hy Lạp cũng như La Mã cổ đại. Mà văn hóa của Hy Lạp và La Mã vốn dĩ là sự tiếp nối của kiến trúc Baroque lẫn kiến trúc Gothic.

Phong cách kiến trúc Phục Hưng lần đầu phát triển tại thành phố Florence ở nước Ý, sau đó đã nhanh chóng lan tỏa sang các thành phố lớn khác của quốc gia này. Sau đó nó lại tiếp tục lan rộng đến một số nước châu Âu khác như Anh, Nga, Pháp hoặc Đức. Bên cạnh đó, kiến trúc Phục Hưng thời kỳ này đậm chất tôn giáo, lại hướng tới việc đề cao sức mạnh của con người. Mặt khác, chính sự kết hợp các hình khối trong công trình còn giúp mang đến sự mới lạ, tinh tế mà đầy hấp dẫn.

Các giai đoạn phát triển chính của kiến trúc Phục Hưng

Những công trình được xây dựng theo kiến trúc Phục Hưng có sự thay đổi nhất định theo từng thời kỳ

Theo các nhà sử học thì thời Phục Hưng ở nước Ý sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Cụ thể như sau:

- Thời kỳ tiền Phục Hưng -  Quattrocento giai đoạn 1400 - 1500

- Thời kỳ Phục Hưng giai đoạn 1500 - 1525

- Thời kỳ hậu Phục Hưng giai đoạn 1520 - 1600

Giai đoạn Quattrocento 

Đây chính là thời kỳ đầu mới hình thành của nền kiến trúc Phục Hưng. Chính những nghiên cứu ban đầu về thời cổ đại được xem là tiền đề dẫn đến việc áp dụng các chi tiết và cấu trúc trang trí La Mã. Không gian lúc này thường được tổ chức theo tỷ lệ logic và hình học. Cũng trong giai đoạn này, các nhà sử học đã xác định kiến trúc sư Filippo Brunelleschi là người khai phá, phát triển nền kiến trúc Phục Hưng. Yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc Phục Hưng lúc này chính là ưu tiên về yếu tố trật tự. Cũng trong giai đoạn này, công trình nhà thờ Santa Maria del Fiore được xem là công trình vĩ đại và hoành tráng nhất. Hiện nay thì đây vẫn là công trình có mái vòm được làm bằng gạch lớn nhất trên thế giới.

Giai đoạn Phục Hưng đỉnh cao 

Đây là thời kỳ Phục Hưng phát triển nhất. Trong giai đoạn này, kiến trúc sư nổi tiếng nhất phải kể đến là Bramante. Ông là người mở rộng cũng như trực tiếp áp dụng kiến trúc cổ điển vào bên trong các tòa nhà đương thời. Các nhà sử học cũng nhận định rằng phong cách của kiến trúc sư Bramante có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc nước Ý. Cũng trong thời điểm này thì các công trình cũng được trang trí cầu kỳ và hoa lệ hơn.

Thời kỳ hậu Phục Hưng

Hiểu đơn giản thì đây chính là lúc trường phái kiểu cách lên ngôi. Các yếu tố kiến trúc được sáng tạo hơn, hướng đến sự phóng khoáng hơn. Với thời kỳ hậu Phục Hưng, đại diện nổi tiếng nhất phải kể đến là kiến trúc sư Michelangelo. Có thể bạn chưa biết nhưng chính ông lại là người phát minh là cách đặt cột cao nhiều tầng ở mặt tiền của bất kỳ ngôi nhà nào.

Một công trình được kiến tạo bởi bàn tay tài hoa của kiến trúc sư Michelangelo siêu nổi tiếng phải kể đến là Vương cung thánh đường thánh Phêrô tại thành phố Vatican. Đây vốn được xem là công trình quan trọng nhất với riêng Giáo hội Công giáo. Phần mái vòm của công trình này cũng là do ông kiến tạo nên.

Đặc điểm của kiến trúc Phục Hưng

Một ví dụ điển hình của công trình được xây dựng theo phong cách Phục Hưng

Thiết kế mặt tiền

Về cơ bản thì mặt tiền của những công trình kiến trúc Phục Hưng luôn được kiến trúc sư bố trí đối xứng với trục thẳng đứng. Hay nói dễ hiểu hơn thì mỗi một công trình đều sẽ sở hữu một trục thẳng trung tâm. Các mặt tiền sẽ xoay quanh trục đó. Tùy thuộc vào loại hình mà các quy chuẩn sẽ có sự khác nhau. Ví dụ thiết kế mặt tiền nhà thờ sẽ khác với nhà ở dân dụng.

Ví dụ với thiết kế nhà thờ, hầu hết các kiến trúc sư đều lựa chọn giải pháp đó là bố trí một hình tam giác, các hệ thống trụ cột, cửa sổ sẽ có sự nhô ra phía trung tâm. Còn với thiết kế mặt tiền nhà ở dân dụng thì lại hay có sự xuất hiện của các đường gờ phào chỉ. Ở khu vực các tầng thường hay có các lỗ hở đón nắng...

Mái vòm

Trong các công trình kiến trúc Phục Hưng cũ thì mái vòm là chi tiết được ứng dụng siêu phổ biến. Đây là hạng mục mà bất kỳ ai cũng có thể nhìn được từ phía bên ngoài. Công dụng của mái vòm thì vô vàn. Chúng vừa giúp cho không gian thêm đồ sộ, hoành tráng, lại vừa giúp tối ưu diện tích sử dụng. Nếu bạn yêu thích các kiểu mái vòm trong kiến trúc Phục Hưng, hẳn nhiên bạn sẽ thấy nó xuất hiện cực diễm lệ trong công trình Vương cung thánh đường Phêrô hoặc ngôi nhà mang tên Villa Rotonda.

Tường nhà

Những bức tường luôn gây ấn tượng bởi sự vững chãi, kiên cố. Hạng mục này hay được xây bằng gạch, ốp đá theo phương diện thẳng đứng. Phần góc của tòa nhà lại hay được nhấn mạnh bởi các mảng tường nhám. Khu vực tầng trệt và tầng hầm của công trình cũng hay được bố trí tường nhám. Điển hình như công trình Palazzo Medici Riccardi ở Ý chẳng hạn.

Đặc điểm các chi tiết khác

- Hành lang hình cung mềm mại: Cung được hiểu là một nửa vòng tròn. Đây chính là yếu tố giúp mang đến điểm nhấn cũng như sự mềm mại, uyển chuyển cho những công trình được thiết kế theo kiến trúc Phục Hưng. Thông thường, phần cung này hay được áp dụng cho khu vực hành lang, lối đi chung. Chúng cũng dược tựa trên các đầu mũ cột.

- Cửa sổ: Thông thường cửa sổ trong các công trình được thiết kế theo kiến trúc Phục Hưng hay được đặt phía bên trong vòm bán nguyệt. Phần cửa sổ này sẽ giúp nguồn ánh sáng có thể len lỏi vào bên trong. Bên cạnh đó các lớp kính cũng được đặt ở phía bên trong phần cửa sổ này.

- Khu vực lối đi hay các bờ tường đều được khắc họa hàng loạt chi tiết được chạm khắc với mức độ chính xác vô cùng tuyệt vời. Tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi một công trình mà kiến trúc sư sẽ áp dụng những loại hoa văn khác nhau. Các bức tượng lớn nhỏ hay được đặt lên trên phần chân cột hoặc ở phía trong hốc. Những bức tượng trong các công trình kiến trúc Phục Hưng sẽ không được xây liền vào nhau giống như lối kiến trúc ở thời Trung Cổ.

- Phần trần nhà hay được trang trí rất công phu, cầu kỳ đồng thời còn được sơn màu rực rỡ.

Những công trình nổi tiếng nhất thuộc kiến trúc Phục Hưng

Đài phun nước Trevi ở Rome

Đài phun nước Trevi là điểm đến được nhiều du khách yêu thích

Đây được xem là một công trình vô cùng nổi tiếng tại Rome, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Phục Hưng. Công trình này có các chỉ số cơ bản đó là chiều dài rộng 26,3m, chiều rộng của đài phun nước là 49,15m. Có thể nói tại thành Rome thì đây là công trình đài phun nước được thiết kế theo kiến trúc Phục Hưng nổi tiếng bậc nhất thế giới. Công trình này được lên ý tưởng và thiết kế bởi hai kiến trúc sư tài ba là Giuseppe Panini và do Pietro Bracci.

Khi nhìn vào đài phun nước Trevi, chúng ta sẽ thấy nó tựa như một tòa lâu đài cổ kính. Trong suốt quá trình hình thành, công trình này đã được thay đổi ở một số phương án do yêu cầu từ phía Giáo hoàng Urban VIII. Trong thời điểm hiện tại thì đài phun nước Trevi cũng là địa danh du lịch được nhiều người lui đến, hơn nữa đây cũng là bối cảnh được sử dụng cho một số tác phẩm điện ảnh.

Tòa thánh Vatican

Tòa thánh Vatican có diện tích vô cùng hoành tráng

Tòa thánh Vatican là điểm đến nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Đây cũng là nơi mà nhiều người thuộc đạo Thiên Chúa lui đến. Thành Vatican còn được gọi với tên chính thức là Thành quốc Vatican. Bên trong tòa thánh Vatican này được lưu trữ tới hơn 1 triệu ấn phẩm hay cả bộ sưu tập ấn phẩm quý giá trên thế giới.

Thánh đường Santa Maria del Fiore

Thánh đường Santa Maria del Fiore nổi bật với phần mái vòm đồ sộ và màu sắc rực rỡ

Công trình này được xây dựng vào những  năm đầu của thế kỷ 13. Khi nhìn vào đây, ta đều cảm thấy sự hoành tráng, diễm lệ. Các chi tiết hoa văn đều được khắc họa sắc nét, tỉ mỉ, đậm chất Phục Hưng thời kỳ đầu. Phần mái vòm của thánh đường này có diện tích rộng đến 45,5m, được làm bằng gạch và vữa. Thậm chí tính đến thời điểm hiện tại thì đây vẫn là công trình sở hữu mái vòm bằng gạch vữa quy mô lớn nhất thế giới. Sự nguy nga của công trình này còn được tô điểm ở những phiến đá lớn màu xanh trắng. Các du khách vẫn cho rằng thánh đường Santa Maria del Fiore nhìn xa trông chẳng khác gì một vương quốc cổ tính đầy diễm lệ vậy.

Lâu đài cổ Rosenborg 

Lâu đài cổ Rosenborg vẫn giữ được nét cổ kính như thuở ban đầu

Tòa lâu đài được xây dựng vào năm 1606, tọa lạc tại thành phố Copenhagen ở Đan Mạch. Khi nhìn vào đây, chúng ta đều cảm nhận được sự xa hoa, lộng lẫy được thể hiện ở từng chi tiết nhỏ nhất. Phần trần nhà của lâu đài cổ được trát thạch cao vô cùng tuyệt đẹp. Hơn nữa tại đây còn được trưng bày rất nhiều vật dụng từ thời cổ xưa đồng thời mang giá trị lịch sử lớn.

Có thể thấy rằng phong cách kiến trúc Phục Hưng đã có lịch sử phát triển từ lâu và vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp, vị thế của mình. Những công trình còn tồn tại cho đến ngày nay là hình ảnh minh chứng cho sự trường tồn của kiến trúc Phục Hưng đỉnh cao và đầy diễm lệ.

Share on Facebook