06
November 2020Móng nhà có mấy loại?
Một ngôi nhà vững chắc là một ngôi nhà có nền móng đảm bảo chất lượng. Trong khuôn khổ bài chia sẻ ngày hôm nay, Nam Cường xin gửi đến quý độc giả một vài thông tin hữu ích xung quanh hạng mục như khái niệm móng là gì? móng nhà có mấy loại? Chúng ta hãy cùng theo dõi nhé
Khái niệm móng nhà
Móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng, là một phần rất quan trọng, không thể thiếu khi xây dựng các khách sạn, nhà ở, cầu, đập nước…. đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất, giúp cho công trình chịu được sức ép của trọng lực khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: cải tạo chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian. Móng là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
Có các loại móng nhà cơ bản như móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán, sử dụng loại móng nào để phù hợp với cấu tạo địa chất, khả năng tài chính và mang lại sự an toàn cho công trình. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất có nền đất yếu như đất ao, đất ruộng lâu năm.
Việc chọn loại móng nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện về đất nền và tải trọng (chủ yếu là chiều cao) là quan trọng nhất.
+ Nền đất tốt: có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.
+ Nền có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu.
+ Nền đất có lớp trên yếu, lớp dưới tốt: thường dùng móng băng
+ Nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu thường dùng móng bè.
Các loại móng nhà cơ bản hiện nay
Móng đơn
Móng đơn dễ dàng thi công
Móng đơn là những cột đơn nằm riêng lẻ, có thể là hình vuông, hình tròn, hình bát giác, lục giác, hình chữ nhật,... Loại móng này chỉ sử dụng cho các công trình nhỏ lẻ như chân cột nhà, cột điện,... Móng đơn có thể là móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp tùy thuộc vào từng công trình và vị trí xây dựng. Để xác định loại móng phù hợp cho ngôi nhà của bạn thì cần có những chuyên gia trong lĩnh vực địa chất kiểm tra. Trong các loại móng thì móng đơn tiết kiệm chi phí nhất.
Móng băng
Móng băng cốt thép được sử dụng khá phổ biến tại các công trình dân dụng. Loại móng này vừa mang đến sự chắc chắn lại có giá thành hợp lý, sử dụng được trên nhiều địa hình đất. Móng băng cho độ lún đồng đều với một dải dài được liên kết với nhau chạy dọc theo chân tường, đôi khi có thể tạo sự giao cắt để giúp công trình chắc chắn hơn. Đặc biệt, móng băng là loại móng rất phù hợp với những nền đất yếu và có độ lún không đều. Lưu ý khi sử dụng móng băng là phải nền đất cho chặt, bố trí các khe lún từ móng băng lên tường chắn mái mang đến sự chắc chắn.
Đây là ví dụ minh họa về loại móng băng
Móng băng cũng là loại móng dễ thi công nhất, tuy nhiên chỉ nên sử dụng loại móng này khi có chiều rộng <1.5m. Nếu có chiều rộng >1.5m thì nên sử dụng loại móng khác sẽ kinh tế hơn. Thi công móng băng dễ với những người có kinh nghiệm, chuyên môn, nếu sai kỹ thuật thì có thể bị lún lệch nhiều hơn móng đơn.
Móng bè
Móng bè thì nên sử dụng ở những công trình có nền đất yếu, sức kháng nén yếu. Những công trình có tầng hầm, bể phốt, bồn nước, hồ bơi, kho,...sức kháng nén yếu nên sử dụng móng bè. Ưu điểm của loại móng này là có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, không gây sụt lún, giải tỏa sức nặng.
Móng bè có ưu điểm là phân bố đồng đều tải trọng của toàn bộ công trình
Móng cọc
Móng cọc cấu tạo gồm móng và đài, giúp truyền tải trọng của công trình xuống nền đất. Móng cọc rất sâu, được thi công bằng cách đóng những cây cọc lớn xuống các tầng đất rất sâu giúp tăng khả năng chịu tải cho móng. Có nhiều loại cọc phù hợp với cấu tạo của nhiều loại đất khác nhau, sẽ được KTS tính toán, phân loại. Có một số loại cọc như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép. Móng cọc thi công nhanh gọn, giá thành hợp lý, khả năng chịu tải rất tốt nên được sử dụng khá nhiều.
Trên đây là 4 loại móng thông dụng nhất thường được sử dụng trong quá trình thi công xây dựng nhà ở nói riêng. Tại Hải Phòng nói riêng, với đất phù sa yếu thì tại trung tâm thành phố thường sử dụng móng cọc khoan nhồi cho các công trình 3-4 tầng trở lên. Những công trình dưới 3 tầng có thể sử dụng móng băng.
Cấu tạo móng cọc
Để được tư vấn kỹ hơn mời các bạn liên hệ với các chuyên gia của công ty CP tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường. Chuyên gia địa chất của công ty sẽ đến khảo sát, kiểm tra khu đất xây dựng của gia đình bạn và lựa chọn loại móng thích hợp nhất đảm bảo an toàn, thẩm mỹ suốt đời cho ngôi nhà. Hoặc bạn cũng có thể gọi đến số hotline 0976 222 555 của chúng tôi để nhận được giải đáp những vướng mắc trong quá trình thiết kế và thi công xây dựng nhà ở nhé.
Tin bài liên quan
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Mậu Tuất 1958 (18/06/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Đinh dậu 1957 (07/06/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Kỷ Hợi 1959 (05/06/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Canh Thìn 2000 (02/06/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Đinh Tỵ 1977 (31/05/2021)
- Công ty thiết kế nội thất uy tín chuyên nghiệp (27/03/2021)
- Nội thất tân cổ điển - những bí mật chưa từng bật mí (24/02/2021)
- Cách thiết kế trần thạch cao tân cổ điển (17/02/2021)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Đinh Mùi 1967 (27/12/2020)
- Phong thủy xây nhà cho tuổi Kỷ Dậu 1969 (24/12/2020)