11

August 2016

Kiến trúc Baroque - đỉnh cao của nghệ thuật thiết kế kiến trúc

Kiến trúc Baroque - đỉnh cao của nghệ thuật thiết kế kiến trúc

Xuyên suốt thời kỳ giữa thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 18 quả thật đã có nhiều phong cách kiến trúc ra đời. Chúng đã thể hiện được sức sống trường tồn của mình khi vẫn còn nhiều công trình quy mô lớn còn tồn tại và sừng sững đến tận bây giờ. Một trong số đó chính là phong cách kiến trúc Baroque hay còn gọi là kiến trúc Ba Rốc. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đôi nét thông tin về lối kiến trúc Baroque, các bạn hãy cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé.

Kiến trúc Baroque là gì? 

Khái niệm

Theo như các tài liệu lịch sử để lại thì kiến trúc Baroque là thuật ngữ mô tả một phong cách xây dựng ở thời kỳ Baroque tại Ý. Chúng bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 17. Đây cũng chính là thời điểm mà kiến trúc Phục Hưng có biểu hiện của sự suy thoái. Ngay lúc này, phong cách kiến trúc Baroque đã ra đời, thay thế và tận dụng những ngôn ngữ của kiến trúc phong cách Phục Hưng, cùng với đó là một số biến tấu nhất định nhằm thể hiện sức mạnh của nhà thờ, của chính quyền chuyên chế hiện tại.

Lịch sử ra đời 

Những công trình kiến trúc Baroque đã xuất hiện từ lâu và vẫn trường tồn đến tận bây giờ

Theo lịch sử để lại thì kiến trúc phong cách Baroque có sự liên quan trực tiếp đến Kháng cải cách. Kháng cải cách chính là một phong trào trong giáo hội Công giáo nhằm mục đích đáp trả lại cải cách đạo Tin lành. Cũng vào giai đoạn đầu thế kỷ 14, một bộ phận không nhỏ các tín đồ của nhà thờ đã kêu gọi những người cùng chí hướng nhằm cải cách, chống đối lại những áp đặt và luật lệ hà khắc của nhà thờ. Cũng từ đây các tín đồ Thiên Chúa đã chia thành 2 phe đòi cải cách đạo Tin Lành, một bộ phận khác muốn chống đối lại đạo Thiên Chúa chính thống.

Cho đến gần cuối thế kỷ 16 thì đạo Thiên Chúa mới trấn áp được phần nào những thành phần nổi loạn thế nhưng thực tế việc chống đối vẫn tiếp tục diễn ra âm thầm và ngày một lan rộng. Cũng chính phong trào này của giáo hội Roma mà đã góp phần trực tiếp sản sinh ra một phong cách kiến trúc mới mang tên Baroque. Dưới sự chỉ đạo của Giáo hoàng, ở Roma chính thức hình thành nền kiến trúc Baroque. Hiểu đơn giản thì nó có nghĩa là những viên ngọc bất đối xứng, không tuân thủ theo quy định thay vào đó nó lại chiều theo tâm ý, tính khí của nghệ sĩ. Các chuyên gia đều nhận định rằng, khi tiếp cận phong cách kiến trúc Baroque, quả thật người ta rất khó xác định được quy luật của nó.

Đặc trưng của kiến trúc Baroque

Sử dụng nguồn sáng mạnh mẽ và có tính chất tương phản

Không gian bên trong những công trình kiến trúc Baroque ghi điểm bởi hàng loạt chi tiết hoa văn cầu kỳ, tỉ mỉ

Có thể nhận định rằng trong kỷ nguyên Baroque, nền kiến trúc đã trở nên khá phức tạp, cầu kỳ trong từng chi tiết nhỏ. Tuy nhiên sự cầu kỳ này được thể hiện chủ yếu trong những công trình nhà thờ chứ không nằm ở kiến trúc dạng lâu đài. Thực chất việc sử dụng ánh sáng mạnh mẽ đều có lý do của nó. Cụ thể nó như một hình ảnh tái khẳng định vào lòng tin dành cho Công giáo. Nó cũng như là cách đáp trả với cải cách Tin Lành.

Các tòa nhà hay được sử dụng hình Oval

Oval vẫn luôn được biết đến là hình dáng chủ đạo của kiến trúc phong cách Baroque. Nếu bạn ngắm nhìn những công trình Baroque thì sẽ thấy hình dáng này xuất hiện ở rất nhiều chi tiết, ở mọi hạng mục. Từ những bức tường dài đến một số góc khuất trên trần đều thể hiện sự tỉ mỉ, cầu kỳ. Tuy nhiên tại thời kỳ đó, việc sử dụng hình Oval không được áp dụng nhiều trong các công trình nhà ở dân dụng thông thường như nhà chung cư, nhà phố...Lý do vì những mô hình này vốn không thiết kế được kiểu trần Oval.

Một số đặc trưng khác

Hệ thống cột kích thước lớn một trong số những đặc trưng của kiến trúc Baroque

- Hoa văn và việc mix màu sắc trong những công trình thuộc phong cách Baroque thường rất phong phú. Chúng hầu hết đều được mạ vàng, sử dụng vữa hoặc thạch cao. Đặc biệt ở thời kỳ đó, kiến trúc sư rất yêu thích việc sử dụng họa tiết đắp nổi.

- Các thức cột của công trình đều có kích thước lớn. Phần cửa sổ lớn thường được sử dụng kiểu dáng hình chữ nhật, còn cửa sổ thì hay có dạng hình vóm hoặc bán vòm.

- Các chi tiết kiến trúc về cơ bản đều không tuân theo bất cứ quy luật nào hết. Thành phẩm thường được thiết kế và xây dựng theo cảm hứng của người nghệ sĩ đảm nhận tạo ra nó.

Những công trình nổi tiếng áp dụng kiến trúc Baroque

Nhà thờ San Carlo alle Quattro Fontane tại Ý

Nhà thờ San Carlo alle Quattro Fontane gây ấn tượng bởi sự cổ kính, tráng lệ

Chúng ta vẫn biết rằng Ý chính là cái nôi của các công trình kiến trúc Baroque. Mặt khác đây cũng chính là nơi giúp mang đến cho các kiến trúc sư trên thế giới có thêm cảm hứng để cho ra nhiều siêu công trình tầm cỡ. 

Nhà thờ San Carlo alle Quattro Fontane vốn được xem là nhà thờ Công giáo La Mã, được sáng tạo bởi kiến trúc sư tài ba Francesco Borromini. Có thể nói rằng đây chính là kiệt tác mang tính biểu tượng của nền kiến trúc Baroque. Nhà thờ này được xây dựng như là một phần của tòa nhà tu viện nằm trên đồi Quirinal, thời gian hoàn thành là từ khoảng giữa năm 1638 cho đến năm 1670 là hoàn thành. Tên gọi ban đầu của nhà thờ này là Saint Charles.

Điện Invalides, Pháp

Điện Invalides hiện nay là một trong số những công trình thuộc kiến trúc Baroque còn trường tồn

Đây tiếp tục là một trong số những kiệt tác kinh điển của kiến trúc phong cách Baroque. Vốn dĩ điện Invalides được thiết kế cũng như xây dựng giống như một trung tâm hưu trí. Trung tâm này được dành cho các cựu chiến binh sử dụng trong giai đoạn từ năm 1671 đến năm 1678. Trong thời điểm hiện nay thì Invalides được sử dụng vào mục đích như một bảo tàng quân đội của đất nước Pháp. Địa điểm này cũng là nơi an nghỉ của nhiều người hùng thời chiến Pháp, điển hình như Napoleon Bonaparte. Tuy nhiên điểm đặc biệt của công trình này đó là nó không được hoàn thiện bởi 1 người. Thay vào đó, Điện Invalides được xây dựng bởi kiến trúc sư Bruant. Trong khi đó hệ mái vòm và khu nhà nguyện lại được hoàn thiện bởi kiến trúc sư Jules Mansart.

Thánh đường Karlskirche

Thánh đường Karlskirche là công trình quy mô được thiết kế và thi công trong một thời gian khá dài

Công trình này được thiết kế và xây dựng tại thành phố Venice của nước Ý.Thời gian xây dựng của thánh đường Karlskirche là vào khoảng giữa năm 1716, kết thúc vào khoảng năm 1737 bởi kiến trúc sư tài ba là Johann Bernhard Fischer von Erlach. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn thì ông qua đời, công trình tiếp tục được xây dựng bởi con trai của ông là Joseph Emanuel.

Cung điện mùa đông Saint Petersburg

Cung điện mùa đông là điểm đến siêu nổi tiếng tại nước Nga

Hiện nay đây là một trong số những công trình nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích và lui đến. Vốn dĩ công trình này được xây dựng để làm nơi ở cho Peter đại đế, về sau thì cung điện mùa đông Saint Petersburg được sử dụng làm nơi ở của các quốc vương Romanov. Siêu phẩm đại diện cho phong cách kiến trúc Baroque này được tạo nên bởi kiến trúc sư Domenico Trezzini. Trong suốt quá trình vận hành, cung điện này đã bị hư hại tương đối nặng nề sau cuộc vây hãm Leningrad. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, công trình này đã được sửa chữa, khắc phục lại theo đúng nguyên bản ban đầu.

Nhà thờ Zacatecas, Mexico

Kiến trúc nhà thờ gây ấn tượng bởi những mảng khối lớn được xếp chồng lên nhau

Tại Mexico thì đây là một trong số nhà thờ được xếp vào hàng quy mô, tráng lệ nhất đất nước. Thế nhưng lạ kỳ một điều là thánh đường này lại không được quá nhiều người biết đến. Công trình đặc trưng cho kiến trúc Baroque được xây dựng vào năm 1729, vật liệu chính là đá hồng đặc trưng của địa phương. Vào năm 1993, công trình này đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản thế giới cần được gìn giữ và bảo tồn.

Nhà thờ St Paul, Anh

Nhà thờ St Paul là địa danh cực nổi tiếng tại Anh được thiết kế theo phong cách Baroque

Nhà thờ St Paul vốn luôn được xem là viên ngọc quý của kiến trúc Anh. Tại châu  u thì đây là một trong số những nhà thờ được yêu thích nhất. Nếu bạn chịu khó tìm hiểu, hẳn sẽ biết được một sự thật bất ngờ đó là những sự kiện quan trọng của Hoàng gia Anh như tổ chức tang lễ, tiệc kết hôn...đều được diễn ra long trọng tại đây. Nhà thờ St Paul được hoàn thiện bởi kiến trúc sư tài ba Sir Christopher Wren. Quá trình xây dựng nhà thờ kết thúc vào năm 1710, cho đến năm 1962 thì nhà thờ vẫn luôn được xem là công trình có chiều cao thuộc dạng cao nhất của London.

Quảng trường thánh Phêrô, Vatican

Quảng trường thánh Phêrô hiện nay vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ kính xưa

Quảng trường thánh Phêrô được biết đến là địa danh linh thiêng số 1 tại Vatican. Trong thời điểm hiện nay thì đây là điểm du lịch siêu nổi tiếng ở châu  u. Quảng trường thánh Phêrô có quy mô lớn, khi nhìn vào chúng ta sẽ cảm thấy công trình giống như một ổ khóa kowns vậy. Quảng trường có sức chứa đến 400.000 người, được đặt tên theo tên của thánh Phêrô (Ông là vị giáo hoàng đầu tiên của giáo hội công giáo Roma).

Quảng trường thánh Phêrô được thiết kế bởi kiến trúc sư Lorenzo Bernini. Thời gian xây dựng là từ năm 1655 đến năm 1667. Kiến trúc của công trình khá giống với hành lang Colonnade. Ngoài ra kiến trúc của quảng trường này cũng nổi bật với sự xuất hiện của một số đài phun nước phía bên trái quảng trường. Kiến trúc sư bố trí đài phun nước là nhằm mang đến sự đối xứng với đài phun nước cũ nằm ở phía bên phải.

Trên đây là giới thiệu của chúng tôi về một số thông tin hữu ích xoay quanh nền kiến trúc Baroque. Với lối thiết kế phá cách, vượt ngoài khuôn khổ thật không khó hiểu khi kiến trúc Baroque lại trường tồn và bền vững đến tận bây giờ.

Share on Facebook