20

June 2017

Đặc điểm nổi bật của kiến trúc biệt thự Pháp

Đặc điểm nổi bật của kiến trúc biệt thự Pháp

<p>Một số đặc trưng nổi bật của kiến tr&uacute;c biệt thự Ph&aacute;p</p>

Trong lịch sử hình thành và phát triển, Pháp được xem là cái nôi của nền kiến trúc thế giới. Kiến trúc Pháp cạnh tranh trực tiếp với kiến trúc cổ điển vốn đã tồn tại từ rất lâu. Mâu thuẫn luôn là tiền đề cho sự phát triển. Sự ra đời và phát triển của kiến trúc Pháp không đơn thuần là tìm ra một nền kiến trúc mới mà nó còn thúc đẩy kiến trúc thế giới ngày càng phát triển và sáng tạo không ngừng nghỉ. Vậy biệt thự Pháp có đặc trưng gì nổi bật? Chủ đầu tư, kiến trúc sư cần lưu ý điều gì khi sở hữu loại biệt thự này? Hãy cùng Nam Cường tìm hiểu những điều này qua nội dung bài viết dưới đây.  

Sự ra đời và phát triển 

Thiết kế biệt thự kiến trúc Pháp

Đất nước Pháp dưới thời La Mã cổ đại thì thường sử dụng các khối bê tông kết hợp với vòm và hầm để xây dựng công trình. Cuối thời kỳ Roman, các công trình xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ đã có sự khác biệt: bức tường dày và trụ cầu giúp cho các mái vòm nổi lên, trên mặt tiền (thông qua cửa sổ giống hệt nhau và vòm trên mặt tiền) và cấu trúc có sự lặp lại nhịp nhàng.

Từ đầu thế kỷ thứ 13 trở đi, những công trình mang kiến trúc Pháp được trang trí bằng các đỉnh cao và ngọn tháp dài. Điều này làm tiền đề để thúc đẩy phong cách Gothic phát triển sau này. 

Từ giữa thế kỷ 13 đến năm 1500,  kiến trúc Gothic của Pháp phát triển mạnh mẽ và gần như trở thành kiến trúc chính của đất nước tình yêu này. Lúc này, kiến trúc Pháp cổ đã chấp nhận sự tồn tại của vòm nhọn như một yếu tố không thể thiếu và nhấn mạnh vào chiều cao của các bức tường và trần nhà. Để làm cho cấu trúc ổn định, các kiến trúc sư đã phát minh ra các trụ chống bay, còn được gọi là counterforts, được sử dụng để hỗ trợ các bức tường cao. Một phát minh quan trọng khác của Pháp là hầm vòm sexpartite sáu cạnh, sau đó được thay thế bởi hầm chứa bốn cạnh. 

hoa văn kiểu pháp

Hoa văn được sử dụng trong các công trình biệt thự Pháp đều hết sức tinh tế

Từ nửa sau thế kỷ 19, Napoleon III cai trị đất nước Pháp. Tại Pari, hàng loạt công trình xây dựng đồ sộ mới được xây dựng, nhiều công trình cũ được cải tạo lại. Đường phố Pari với những hàng cây được thống nhất bởi những viên đá màu kem. Trong giai đoạn này, đỉnh mái hình thang đã được phổ biến, được gọi là mansard. Mái nhà hình hộp này đã trở thành một biểu tượng của kiến ​​trúc Pháp.

Tại Việt Nam, kiến trúc Pháp du nhập vào nửa cuối thế kỷ 19. Đây là thời điểm Pháp bắt đầu đô hộ nước ta. Nhiều công trình mang đặc trưng Pháp được xây dựng tại Việt Nam lúc bấy giờ như thổi một làn gió mới vào trong nhận thức của nhiều kiến trúc sư thời gian đó. Để phù hợp hơn với thời tiết và khí hậu tại Việt Nam, biệt thự pháp đã có một số thay đổi nhỏ nhưng nhìn chung vẫn giữ được những nét đẹp vốn có của kiến trúc Pháp. Với những ai yêu thích công trình nhà ở cao cấp và thời thượng thì biệt thự kiểu pháp là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Nó không quá đơn giản như phong cách hiện đại, cũng không quá hoài cổ, dân dã như biệt thự kiểu Á Đông. Biệt thự kiểu Pháp mang đến  sự nguy nga, bề thế và sang trọng của những khối cấu trúc độc đáo vừa cổ điển lại vừa cách tân.

Kiến trúc pháp có gì nổi bật?

Tuân thủ nguyên lý thiết kế

thiết kế biệt thự 2 tầng kiêu pháp

Kiến trúc Pháp thành công bởi những quy tắc được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình thiết kế. Hai nguyên tắc rất quan trọng khi thiết kế các công trình kiến trúc Pháp là: phép đối xứng và tính cân bằng. Từ việc tổ chức hình khối, bố trí đồ nội thất, phân bổ công năng, thiết kế kiến trúc, cảnh quan đến việc sử dụng phào chỉ, các chi tiết trang trí, hoa văn. Toàn bộ kiến trúc và nội thất của công trình kết hợp hài hòa tạo thành một thể thống nhất, mang đến vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy.

Móng nhà xây cao, không gian thoáng 

Các công trình kiểu Pháp thường hướng đến sự trường tồn, dài lâu cùng thời gian. Vì vậy, người Pháp làm móng nhà vô cùng chắc chắn. Tại Việt Nam, những ngôi biệt thự Pháp được xây dựng thường làm nền móng nhà rất cao để hạn chế tình trạng nhiệt đất bốc lên gây khó chịu vào mùa hè. Phần mái nhà sử dụng ngói hoặc bê tông với trần cao để tạo ra một lớp đệm không khí phía trên có tác dụng cách nhiệt từ bên ngoài. 

Mái sảnh biệt thự được thiết kế khá cầu kỳ, tỉ mỉ, là đối trọng của các công trình cổ điển, mang đến vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy. Lan can sử dụng cho ban công, cổng, tường rào thường sử dụng nhôm đúc, sắt nghệ thuật uốn cong mềm mại hoặc con sứ. 

Nhìn chung, biệt thự kiểu Pháp thường có hệ thống thông khí và đón gió tự nhiên rất tốt giúp cho không gian sống luôn mát mẻ vào mùa mè và ấm áp vào mùa đông. Nền nhà cũng không bị ẩm mốc trước thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam.

Cửa sổ áp mái

đặc điểm của kiến trúc pháp

Thông thường, các ngôi biệt thự được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp đều sở hữu ít nhất 1 ô cửa sổ được đặt trên tầng áp mái của ngôi nhà. Thông thường, những ô cửa sổ này sẽ được thiết kế thụt vào trong hoặc nhô ra ngoài tùy thuộc vào độ dốc của mái cũng như sở thích của chủ nhân căn nhà. Ngoài ra, thiết kế cửa sổ gác mái cũng có thể thay đổi thành ban công nhỏ để gia chủ có thể trồng hoa, hoặc khai thác được ánh sáng tràn ngập vào trong không gian của phòng gác mái, giúp không gian tầng áp mái trở nên thoáng đãng hơn.

Hoa văn tinh xảo

Các công trình kiến trúc Pháp nổi bật bởi họa tiết, hoa văn trang trí tinh xảo, đường nét tỉ mỉ, đặc biệt là các bức phù điêu uốn lượn mềm mại được đặt ở những vị trí quan trọng như sảnh, cổng, mái,... Các chi tiết hoa văn trang trí được thể hiện ở toàn bộ kiến trúc ngoại thất và nội thất. Có thể kể đến như cột, mái sảnh, các chi tiết viền mái, lan can ban công, chi tiết cửa. Đồ nội thất bên trong nhà cũng phải tuân thủ theo quy tắc, sử dụng cùng một loại hoa văn, phào chỉ từ các vách tường, trần nhà đến các vật dụng như sofa, giường ngủ, kệ trang trí, đèn trang trí.... Đầu cột thường được trang trí tỉ mỉ bằng các họa tiết, hoa văn đắp nổi ấn tượng, thanh thoát.

Mỗi loại cột lại sử dụng các hình thức trang trí khác nhau tạo nên vẻ đẹp khác biệt:

Cột Doric: được trang trí khá đơn giản nhưng lại làm toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn của hoàng gia Pháp. Đầu cột thiết kế hoa văn đắp nổi hùng vĩ, đơn giản, phối hợp với các đường chỉ sâu chạy dài song song ơ thân cột. Điểm nhấn nằm ở phần chân cột được tạo hình phình to dần. 

Cột Ionic: là loại hình cột độc đáo với 2 vòng xoắn ốc cùng hệ thống gờ chỉ, họa tiết chìm được thiết kế đan xen vào nhau ở đầu cột. Hoa văn sử dụng trên cột  nhỏ nhắn, sắc sảo, mang đến vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, tinh tế. Hình dáng cột Ionic cũng thanh mảnh hơn cột Doric và điểm khác biệt là được đặt trên một bệ đỡ. 

Cột Corinthian: là loại cột mang trong mình vẻ đẹp gần gũi thiên nhiên với các đường xoắn ốc được tạo hình từ hoa lá, các đường hoa văn tinh xảo trên đầu cột. Trong khi đó, thân cột được trang trí các đường chỉ chạy song song hài hòa, sắc nét.

Nội thất sang trọng nhưng không mất đi nét hoài cổ 

Đồ nội thất trong toàn bộ không gian đều được thiết kế đồ sộ với rất nhiều hoa văn trang trí, có màu sắc hài hòa. Hoa văn trang trí trên đồ nội thất có thể được mạ vàng để mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Ở các vị trí như tay vịn, chân ghế, chân bàn, thành giường, góc tủ hay tay cầm tủ cũng được trang trí cầu kỳ, kiểu cách.

Về chất liệu, nội thất kiểu pháp thường được làm từ  những loại gỗ đắt tiền và được mạ vàng phần viền bằng màu sáng hoặc có độ bóng để tăng thêm sang trọng. Bên cạnh đó, những đồ nội thất trang trí cũng được lựa chọn khá tỉ mỉ và chăm chút. Ví dụ như những bức tượng điêu khắc sống động, các đèn chùm xa hoa và lộng lẫy, trần nhà được vẽ xa hoa,…  Đèn trần là thiết bị không thể thiếu cho cả kiến trúc sảnh và nội thất. Kiến trúc sư Nam Cường thường sử dụng đèn Châu  Âu nhập khẩu hình dáng phù hợp với không gian từng công trình với độ tinh xảo tuyệt đối. Các không gian nội thất trong biệt thự Pháp cổ điển thường sử dụng các đồ decor như đèn treo tường, đèn bàn kiểu cách, bình hoa,...

Phần trần và tường được trang trí bằng các đường phào chỉ PU và hoa văn tinh xảo. Sàn trong không gian nội thất của các ngôi biệt thự kiến trúc Pháp thường được lát đá hoa cương sang trọng, giả vân đá granite.

thiết kế nội thất biệt thự pháp

Không gian phòng ngủ bên trong biệt thự Pháp được thiết kế vô cùng cầu kỳ

 

Lưu ý khi thiết kế nhà kiến trúc Pháp

Tính đăng đối

Tính đăng đối là một trong những yếu tố rất quan trọng khi kiến trúc kiểu Pháp. Điều này không chi thể hiện bởi bố cục kiến trúc, hệ thống mái, sảnh, cột trụ mà còn được ứng dụng khi bố trí không gian, nội thất, các chi tiết trang trí.

Như đã nói ở phần 1, tính đăng đối cần được tuân thủ nghiêm ngặt, tuy nhiên kiến trúc sư cũng cần vận dụng sự sáng tạo để mang đến những công trình độc đáo, mang vẻ đẹp riêng biệt, thể hiện tính cách của gia chủ. Mặc dù kiến trúc, nội thất của các công trình đều sử dụng các loại cột có sẵn nhưng trên cột cần được trang trí hoa văn khác biệt, phù hợp với từng công trình, sở thích của từng chủ đầu tư. Chính vì vậy, mặc dù vẫn sử dụng hoa văn, công thức, hình dáng cột sẵn có nhưng các ngôi biệt thự của Nam Cường luôn mang đến sự khác biệt so với các công trình cùng loại hình, phong cách thiết kế. 

tính đăng đối trong kiến trúc

Tính đăng đối trong thiết kế biệt thự Pháp mang lại vẻ đẹp hài hòa, cân đối cho công trình

Luôn chú trọng yếu tố phong thuỷ 

Đối với bất kỳ công trình nào, yếu tố phong thủy cũng là một phần không thể thiếu. Phong thủy xây nhà không chỉ là quan niệm từ xa xưa mà nó còn là một nền khoa học đã được chứng minh. Phong thủy có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp, cuộc sống, tâm trạng, các mối quan hệ,...Vì vậy khi thiết kế biệt thự Pháp cho chủ đầu tư, các kiến trúc sư Nam Cường luôn lựa chọn hướng làm nhà, hướng cửa chính, hướng cổng, vị trí đặt bàn thờ, màu sắc và thiết kế nội thất từng phòng hợp phong thủy. 

Thiết kế mặt tiền ấn tượng

Mặt tiền là phần gây ấn tượng đầu tiên, đòi hỏi kiến trúc sư phải sáng tạo, lên phương án thể hiện được vẻ đẹp sang trọng, quý phái của công trình. Ngoại thất sẽ toát nên sự bề thế, xa hoa, vương giả, đồng thời khẳng định vị thế của chủ sở hữu.

Mỗi ngôi biệt thự Pháp đều phân biệt rõ sảnh chính, sảnh phụ, tương tự như cửa ra vào cũng có cửa đại hội và cửa phụ bên hông. Sảnh chính thường được thiết kế hướng ra cổng chính là nơi đi lại thường xuyên, nơi đón tiếp khách còn sảnh phụ thường hướng ra cổng phụ sử dụng chủ yếu làm gara xe.

biệt thự pháp 4 tầng

Phân biệt rõ sảnh chính, sảnh phụ của biệt thự Pháp

Nam Cường là một trong những đơn vị thiết kế thi công biệt thự kiến trúc Pháp uy tín nhất hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng, phong thủy nhà ở, Nam Cường đã kiến tạo nên nhiều không gian sống đẹp cho các gia chủ trên khắp mọi miền của tổ quốc. Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0976 222 555 để nhận được tư vấn tốt nhất từ kiến trúc sư. 

 

Share on Facebook