Vẻ đẹp hoài cổ trong mẫu nhà ở kết hợp nhà thờ 2 tầng tại Hải Phòng
Văn hóa nhà thờ họ xuất phát từ những năm tháng xa xưa để thể hiện nét đẹp “uống nước nhớ nguồn” của người Việt, hiện nay nét văn hóa này phổ biến nhiều ở các tỉnh Bắc Bộ. Nhà thờ kết hợp nhà ở là loại hình kiến trúc độc đáo, vừa mang đến một công trình kiến trúc hoài cổ mang yếu tố tâm linh mạnh mẽ, vừa tận dụng các không gian trống để thành viên trong gia đình sinh hoạt mà vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống nghiêm trang trong kiến trúc nhà thờ. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng kiến trúc nhà ở kết hợp nhà thờ 2 tầng vừa được kiến trúc sư Nam Cường thiết kế hoàn thiện cho gia chủ tại Hải Phòng.
Kiến trúc công trình nhà ở có nhà thờ họ mang nét đẹp truyền thống vô cùng ấn tượng.
Nhà ở kết hợp nhà thờ là gì?
Nhà ở là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình, còn nhà thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, thần phật mang yếu tố tâm linh rất nhiều. Xây dựng nhà kết hợp nhà thờ không phải là trong nhà ở có nhà thờ hay trong nhà thờ có khu vực để ở mà kiến trúc sư đã khéo léo tách biệt hai kiến trúc này. Tuy nhiên, nhà ở và nhà thờ vẫn được xây dựng trên cùng một mảnh đất, có sự liên kết với nhau để tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh, mang lại vẻ đẹp ấn tượng trong mắt người nhìn.
Độc đáo kiến trúc nhà tứ hợp viện
Nhìn vào phối cảnh 3D, chúng ta có thể thấy kiến trúc của công trình mang dáng dấp của kiến trúc nhà ở xưa nhưng vẫn có khá nhiều điểm độc đáo. Từ trên cao nhìn xuống, ta thấy công trình được xây theo lối chữ U, bố cục trang trí có phần tựa như khuôn mẫu tứ hợp viên thời xưa của Trung quốc cổ đại với bốn phía căn nhà bao bọc xung quanh tạo thành một hình chữ nhật.
Tứ hợp viện là khuôn viên hình vuông hoặc hình chữ nhật, gồm 3 tòa kiến trúc: nhà chính, nhà ngang hướng Đông và hướng Tây được khép kín bằng dãy nhà có cửa ở phía trước. Còn trong mẫu thiết kế này, tổng thể kiến trúc là hình chữ U hoàn hảo với các khung bao chặt chẽ, phần mái nổi bật được ốp bằng đá màu đỏ đẹp mắt. Mái nhà đua rộng. Có những mái được uốn cong mềm mại thoát tục.
Khu vực nhà ở được thiết kế song song với nhau và đều có bậc tam cấp đi lên tiền sảnh. Tiền sảnh được thiết kế khá rộng rãi, sử dụng thức thức cột Ionic của La Mã cổ đại. Cột Ionic gồm 2 vòng xoắn ốc được gắn trên đầu cột trang trí gờ chỉ, xung quanh là các họa tiết chìm vô cùng sinh động. Cột được đặt trên phần đế khá cao và vững chắc, làm tôn lên vẻ đẹp đồ sộ và cao ráo của công trình. 24 rãnh nhỏ chạy dọc theo thân cột.
Nhà ở kết hợp nhà thờ họ được bao phủ bởi hai tầng mái, một tầng mái chính và một tầng mái phụ. Hành lang nối các khu nhà với nhau chạy theo bốn phía bao quanh lấy khoảng sân ở giữa. Tất cả cửa sổ từ các gian phòng đều hướng vào sân trong. Sân vườn được trồng nhiều cây xanh để liên kết không gian, vừa thể hiện sự cân bằng của trạng thái, vừa là tạo ra không khí trong lành, mát mẻ khi ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp đến ngoại thất ngôi nhà.
Thiết kế nhà thờ 2 tầng truyền thống
Hai dãy nhà ở được thiết kế song song với nhau, nối liền hai dãy nhà là một nhà thờ họ 2 tầng có kiến trúc truyền thống vô cùng nổi bật. Nhà thờ họ được thiết kế 3 gian lợp mái đỏ với hệ thống cửa gỗ kết hợp 4 cột hiên ngay trước mặt tiền mang lại cảm giác chắc chắn.
Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà thờ họ độc đáo nhất mà bạn từng thấy
Cửa sử dụng trong nhà thờ họ là cửa bức bàn - một kiểu cửa cổ phổ biến trong các công trình kiến trúc nhà gỗ cổ truyền ở nước ta. Một bộ cửa bức bàn có nhiều cánh, thông thường số cánh cửa là số chẵn như 2, 4, 6, nhưng phổ biến nhất là cửa 4 cánh. Ở giữa các cách cửa không sử dụng bản lề như cửa hiện đại mà dùng cối quay, có thể tháo rời để di chuyển khi nhà có công việc. Chiều cao của mỗi cánh cửa được chia thành 5 khoảng, trong đó có 3 khoảng nhỏ là lá cổ ở trên, giữa và dưới cùng của cánh cửa, còn 2 lá pano có chiều cao lớn hơn. Ở phía trên các pano có chạm khắc hoa văn tinh tế.
Mái nhà thờ họ được thiết kế dốc, lợp ngói đỏ và có độ bao phủ rộng, che mát được khoảng hành lang ở phía trước. Cũng giống như khu vực nhà ở, mái nhà thờ họ được thiết kế làm 2 tầng bao bọc lấy nhau. Mái trên tầng thứ 3 của nhà thờ họ thiết kế theo kiểu mái đao với những đường cong tinh tế, mang đậm kiến trúc của người Việt.
Nhìn tổng thể, nhà ở kết hợp nhà thờ 2 tầng này đại diện cho kiểu nhà truyền thống của đại gia đình với các thành viên sống quây quần và thể hiện trật tự tôn ti một cách nghiêm khắc. Kiểu xây dựng này lấy sân vườn gia đình làm trung tâm, lấy sự an nhàn, yên tĩnh làm niềm vui của cuộc sống.
Mẫu nhà thờ kết hợp nhà ở cho ta thấy nhiều nét đẹp mới trong cách giao thoa của các nền văn hóa khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên vẹn bản sắc Việt trong từng đường nét. Và cũng vận dụng nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp “bê tông hóa” thời hiện đại với những lớp ngói, lợp tôn đầy hoài cổ những năm tháng xa xưa của cha ông. Việc giữ nguyên những chất liệu đó thể hiện như một lời thành kính của con cháu gửi đến tổ tiên, những người đã khuất nhưng công lao to lớn của họ thì sẽ còn mãi. Bạn muốn thiết kế một công trình nhà ở đẹp đầy ấn tượng như trên, hãy liên hệ với Nam Cường qua hotline 0976 222 555 để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ kiến trúc sư.