Thiết kế khách sạn 9 tầng phong cách tân cổ điển

Những năm trở lại đây, các mẫu thiết kế khách sạn phong cách cổ điển đã quá quen thuộc với nhiều chủ đầu tư. Hôm nay, Nam Cường sẽ giới thiệu đến quý khách hàng một thiết kế khách sạn 9 tầng cao cấp tại Sài Gòn. Khách sạn không quá đồ sộ, hoành tráng nhưng vẫn rất tinh tế, đẳng cấp, gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách. Vẻ đẹp kiến trúc bên ngoài chính là lợi thế đặc biệt để thu hút sự chú ý của du khách.

Thông tin chung về khách sạn

Chủ đầu tư: Phạm Văn Hòa

Địa điểm: Sài Gòn

Công trình: Khách sạn tân cổ điển

Số tầng: 9 tầng

Diện tích: 200m2

Tổng mức đầu tư:  5 tỷ đồng

Đơn vị thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nam Cường

Lưu ý khi thiết kế khách sạn cao tầng

Khách sạn thường được xây rất nhiều tầng để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của du khách. Vậy khi thiết kế khách sạn cao tầng cần lưu ý gì?

Kết cấu vững chắc

Kết cấu là bộ phận chịu lực chính của khách sạn. Kết cấu gồm sàn, dầm, cột, vách, móng… liên kết lại với nhau để tạo nên khung đỡ cho công trình. Thông thường, khách sạn cao tầng sẽ khiến móng phải chịu lực ép từ trên xuống vô cùng lớn. Vì vậy kiến trúc sư cần tính toán kết cấu móng phải thật vững chắc. Số lượng dầm cột, cốt thép cũng cần được tính toán cẩn thận để tạo khung khách sạn tốt, có thể chống đỡ được 9 tầng

 

thiet-ke-khach-san

Phối cảnh kiến trúc khách sạn vào ban ngày

 

Phong cách thiết kế

Có rất nhiều phong cách để gia chủ lựa chọn khi thiết kế khách sạn như phong cách hiện đại, phong cách tân cổ điển, phong cách pháp… Mỗi phong cách thể hiện gu thẩm mỹ và thương hiệu riêng của khách sạn. Khách sạn tân cổ điển mang đến không gian nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp, cung cấp dịch vụ 3-5 sao và phục vụ khách hàng thượng lưu. Khách sạn hiện đại lại thể hiện sự trẻ trung, năng động, phù hợp với giới trẻ. 

Kiến trúc và nội thất đồng nhất 

Khách sạn 9 tầng được thiết kế đồng nhất từ kiến trúc đến nội thất sẽ khiến công trình thêm đẳng cấp và hoàn mỹ hơn. Nếu khách sạn kiểu pháp thì nội thất cần tinh tế, sắp xếp tỉ mỉ mang đến sự tiện nghi cho khách hàng. Khách sạn tân cổ điển thì hướng đến nội thất xa hoa, diễm lệ và cầu kỳ. Còn khách sạn hiện đại thì sử dụng nội thất đơn giản. Dù là bất cứ phong cách nào thì không gian nội thất phải có sự liên kết với nhau để vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa đảm bảo công năng sử dụng.

Ánh sáng và màu sắc hài hòa

Khi thiết kế khách sạn, màu sắc và ánh sáng là điều mà kiến trúc sư cần lưu ý bởi mỗi phong cách sẽ được phối màu khác nhau. Ánh sáng trong không gian nội thất khách sạn cổ điển thường sử dụng ánh sáng vàng tạo cảm giác ấm áp và thư giãn. Ngoài ra ánh sáng vàng đem lại không gian sang trọng. Với các không gian hẹp thì sử dụng ánh sáng trắng sẽ giúp tạo nên cảm giác không gian được mở rộng ra.

Mẫu thiết kế khách sạn 9 tầng tân cổ điển

Đây là công trình khách sạn được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 3 sao nghiêm ngặt và khoa học.

Mặt tiền đăng đối 

Khách sạn 9 tầng mang nét kiến trúc tân cổ điển độc đáo đã đem lại những không gian đầy màu sắc và nhiều cảm xúc khác nhau cho chủ đầu tư. Từng khối chi tiết, đường phào chỉ, hoa văn trang trí cùng với những quy luật chặt chẽ đã tạo nên một công trình ấn tượng.

 

mặt tiền khách sạn tân cổ điển

Mặt tiền khách sạn ấn tượng và thu hút 

Thiết kế kiến trúc khách sạn cân đối. Kiến trúc sư đã lấy trục giữa làm trung tâm và thiết kế hai bên đối xứng nhau một cách hoàn hảo thông qua trục chính. Các đường phào chỉ chạy thẳng mang đến vẻ đẹp khỏe khoắn cho khách sạn. Ánh đèn vàng cổ điển nổi bật trên nền trắng trang nhã đem đến cho du khách cảm giác ấm áp, sang trọng và cuốn hút kỳ lạ.

Hệ thống cửa kính 

Mẫu khách sạn 9 tầng này được thiết kế theo kiểu nhà phố với mặt tiền rộng 8m nên hai bên hông nhà sẽ bị bịt kín với các công trình ở bên cạnh. Vì vậy mặt tiền chính là nơi phô diễn toàn bộ vẻ đẹp của khách sạn tân cổ điển. Đồng thời, mặt tiền và giếng trời cũng là nơi lấy sáng chủ yếu cho các phòng trong khách sạn.

Nhìn vào phối cảnh 3D, chúng ta có thể thấy hệ thống cửa nhôm kính dày đặc ở mặt tiền. Cửa hình vòm mang đậm phong cách tân cổ điển. Chất liệu nhôm kính hiện đại giúp ánh sáng mặt trời dễ dàng chiếu rọi vào bên trong làm sáng không gian các phòng của khách sạn. Hệ lan can bằng sắt nghệ thuật sơn tĩnh điện màu đen nổi bật trên nền sơn tường trắng giúp kiến trúc khách sạn tân cổ điển trở nên sang trọng, cao cấp mang vẻ đẹp hoàng gia, vương giả.

 

thiet-ke-khach-san
 

Kiến trúc ấn tượng của khách sạn vào buổi tối mang đến vẻ đẹp lãng mạn

 

Xem thêm: Mẫu khách sạn 11 tầng tân cổ điển

 

Thiết kế tầng hầm đạt chuẩn

Không gian tầng 1 của khách sạn được thiết kế tầng hầm. Đây là không gian để xe ô tô, xe máy, cầu thang máy, thang bộ, kho để đồ, phòng kỹ thuật, hố ga thu nước… Từ tầng hầm, bạn có thể đi thang máy lên tầng 1 để làm thủ tục check-in một cách dễ dàng và thuận lợi. 

Tầng hầm thường được thiết kế với chiều cao tối thiểu là 2,2m và có độ dốc để xe dễ di chuyển. Chính vì vậy mặt bằng tầng hầm thường thấp hơn so với mặt đường, rất dễ ngập nước khi trời mưa to và có bão. Vì vậy, khi thiết kế khách sạn có tầng hầm, kiến trúc sư đã tính toán kỹ thuật tỷ mỷ để chống ngập nước, nước chảy vào bên trong, khả năng chịu lực lớn, chống động đất.

 

 

Share on Facebook