Mẫu thiết kế cổng chùa tam quan độc đáo tại Hà Nội
Bên cạnh những công trình xây dựng hiện đại, Nam Cường còn được biết đến là đơn vị thiết kế, thi công những công trình tâm linh độc đáo. Dưới đây là mẫu thiết kế cổng chùa tam quan cập nhật mới nhất 2022 của kiến trúc Nam Cường. Mời bạn đọc cùng khám phá những thông tin chi tiết.
Thông tin cơ bản về công trình
Nếu bạn là một tín đồ của phật giáo hoặc đam mê những công trình lịch sử, chắc chắn không thể bỏ qua những công trình văn hoá có thiết kế cổng tam quan. Đó là những công trình đồ sộ, uy nghi, có thiết kế cổng rộng lớn và chia thành 3 lối đi vào: lối đi ở giữa có kích thước lớn nhất, hai lối còn lại đặt cạnh hai bên, kích thước nhỏ hơn. Lối đi ở giữa thường đóng lại, chỉ mở trong những ngày lễ hội, các sinh hoạt đi lại hàng ngày của mọi người sẽ diễn ra ở hai lối phụ hai bên.
Thiết kế cổng chùa tam quan với 3 lối đi đáp ứng tối ưu nhu cầu khám phá tham quan của du khách
Chùa Khánh Lưu đặt tại ngoại ô thành phố Hà Nội, là địa điểm lý tưởng để thu hút khách trong vùng và du khách thập phương. Tổng thể cổng chùa được chia thành phần diện tích, trong đó hai lối cổng phụ hai bên có diện tích bằng nhau, cổng chính ở giữa chiếm 1/2 tổng diện tích cổng. Đúng theo quan niệm Phật Giáo mang ý niệm về “3 cái nhìn”: hữu quan, trung quan và không quan; thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô thường) và trung dung của cả hai. Với thiết kế này, con dân phật tử hoặc du khách vãng lai đến chùa sẻ cảm nhận và được biết những thông tin ý nghĩa về nhà Phật, hướng tâm hướng lòng đến sự từ bi hỷ xả để cuộc sống được tươi đẹp. Không chỉ vậy thiết kế cổng chùa tam quan còn thể hiện được nét đẹp văn hoá từ ngàn đời của đất Việt, nhắc nhở con cháu thế hệ sau về một quốc gia nghìn năm văn hiến, lưu truyền lòng tự hào, tự tôn dân tộc tới muôn đời.
Điểm độc đáo của cổng chùa Khánh Lưu
Vật liệu truyền thống
Với phương châm bảo tồn giá trị văn hoá Việt, thiết kế cổng chùa Lưu Khánh sử dụng toàn bộ các loại vật liệu xây dựng truyền thống: gạch, vữa, xi măng, bê tông, sắt thép, gỗ tự nhiên,… Hệ thống tường gạch chắc chắn, các cột trụ kích thước lớn có cốt thép phía trong vừa đảm bảo độ bền cho công trình vừa tăng sự nguy nga, tráng lệ. Không chỉ vậy, các loại vật liệu này còn có khả năng chống nóng vào mùa hạ, chống ẩm vào mùa mưa, rất thích hợp với kiểu thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam. Chi phí thiết kế thi công công trình vật liệu truyền thống cũng rẻ hơn so với các vật liệu hiện đại khác mà chất lượng thì không hề thua kém.
Thiết kế mái ngói cong
Kiểu thiết kế cổng chùa mái cong xuất hiện từ rất lâu đời, là dấu ấn đặc trưng của các công trình phật giáo. Thiết kế phần mái lớn, được hở cong nhẹ ở các góc, triền mái thẳng không cong, hếch lên phía trên để tạo sự thanh thoát cho công trình. Phần diềm mái chạm trổ những họa tiết hoa văn tinh tế. Phần bờ nóc đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái có hoạ tiết nổi giống hình con kìm nhằm tạo điểm nhấn và gia tăng chiều cao cho tổng thể. Phía dưới mái có các tấm hoành nhỏ bằng gỗ tự nhiên, chạm khắc tinh xảo xếp cân xứng nhau, vừa có tác dụng nâng đỡ toàn bộ hệ thống mái vừa giúp cho công trình sa hoa tráng lệ hơn. Hệ thống ngói vảy dáng thẳng, xếp san sát nhau tạo thành những đường vân khỏe khoắn. Ưu điểm của loại ngói này là độ bền cao, khả năng chống nóng ẩm tốt, thân thiện với môi trường.
Dưới bàn tay tài hoa của người kiến trúc sư công trình chùa Khánh Lưu hiện nên sang trọng và thu hút với vô số hoạ tiết hoa văn ấn tượng
Thiết kế cổng chùa sử dụng rất nhiều hoạ tiết hoa văn trang trí. Đỉnh mái trang trí hình con kìm dạng nổi, phần mái uốn cong hình vảy ngược, các lớp gỗ phía dưới ngói tạo hình vòm xếp chồng và cân xứng lên nhau. Phần dưới mái chia thành các khối hình vuông và hình chữ nhật, phía hai cổng phụ là hai khối hình vuông đối xứng, hoa văn viền ngoài, viền trong hoạ tiết khắc nổi hình tròn biểu trưng cho những nét chữ của nhà Phật.
Dòng chữ “Chùa Khánh Lưu” bằng chữ Hán Nôm và phiên âm tiếng Việt được đặt tại trung tâm gian cổng chính, đường nét mềm mại sắc sảo thu hút mọi người ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Khu vực giao thoa giữa phần mái và cột trụ, 4 xung quanh hệ thống cột đá đều có hoa văn rồng phượng, có những hình ảnh riêng của văn hóa Phật Giáo. Dưới 4 chân cột là 4 chú sư tử đá trắng ngồi oai phong như đang canh gác bảo vệ sự bình yên cho ngôi chùa. Toàn bộ hoa văn chìm nổi và các nét chữ khắc trên cổng chùa đều sử dụng chất liệu truyền thống, được bồi đắp từ bàn tay tài hoa của đội ngũ kiến trúc sư Nam Cường. Độ bền và vẻ đẹp của chúng chắc chắn trường tồn cùng thời gian và không bao giờ lỗi mốt hay lạc nhịp văn hoá Việt.
Màu sắc ấm áp
Cổng chùa sử dụng tone màu trầm là chủ đạo với các sắc màu chính: nâu đất, nâu, vàng nâu, vàng nhạt. Các màu sắc này xen kẽ nhau, trải đều từ phần mái tới phần chân cột. Dù nhìn gần hay nhìn xa, du khách cũng có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng, ấm áp trong không gian này. Đây cũng chính là tone màu chủ đạo của văn hóa Phật giáo, hướng con người tới sự thanh tịnh, bình an; là ý niệm sâu xa mà đội ngũ kiến trúc sư hướng đến khi kết hợp các sắc màu.
Ngoài công trình chùa Khánh Lưu, đội ngũ kiến trúc sư Nam Cường còn thiết kế, thi công rất nhiều các công trình văn hoá khác. Bạn đọc có nhu cầu khám phá có thể xem thêm các bài viết khác trên website của chúng tôi. Cách nhanh hơn có thể liên hệ hotline 0976.222.555 để được hỗ trợ và báo giá chi tiết.