Thiết kế nhà ở gia đình kinh doanh khách sạn đẹp tại Quảng Ninh
Công trình nhà ở gia đình kinh doanh khách sạn là một trong những công trình mới nhất mà kiến trúc Nam Cường đã hoàn thành cho gia chủ đến từ Quảng Ninh. Với nhu cầu vừa ở vừa kinh doanh khách sạn nên mặt bằng công trình được phân chia hợp lý, thiết kế kiến trúc thu hút, nội thất đầu tư tỉ mỉ.
Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp nội ngoại thất của mẫu thiết kế này, Nam Cường xin gửi tới bạn đọc cũng như các chủ đầu tư trong tương lai những thông tin chi tiết về công trình này. Hy vọng qua từng view tổng quan dưới đây, bạn sẽ có thêm được những ý tưởng thiết kế độc đáo cho nhà ở kinh doanh của mình.
Thông tin cơ bản về công trình
Chủ đầu tư: Phạm Quang Tuyến
Địa điểm: Uông Bí, Quảng Ninh
Loại hình: Khách sạn tân cổ điển
Diện tích đất xây dựng: 6x20m
Số tầng: 6 tầng
Công năng: Tầng 1: Gara để xe, cầu thang bộ, thang máy, phòng khách, phòng bếp ăn, phòng ngủ bà cháu.
Tầng 2: Quầy lễ tân khách sạn, phòng giúp việc, phòng ngủ master có khu thay đồ
Tầng 3,4,5: kinh doanh phòng khách sạn. Mỗi tầng có 4 phòng.
Tầng 6: Phòng ngủ gia đình, phòng thờ, sân phơi.
Phối cảnh 3D kiến trúc nhà ở kinh doanh khách sạn
Do gia đình anh Tuyến xây nhà ở với mục đích kinh doanh phòng khách sạn nên kiến trúc sư đã tư vấn thiết kế kiến trúc ngoại thất như 1 khách sạn mini sang trọng, đẳng cấp. Bởi lẽ, điều đó sẽ giúp khách lưu trú sẽ dễ dàng nhận biết được ngành nghề kinh doanh của gia đình thay vì xây nhà ở thông thường rồi treo biển “HOTEL” hay “NHÀ NGHỈ”.
Thiết kế mặt tiền đối xứng
Mặt tiền công trình được thiết kế đối xứng, tạo ra sự cân đối và hài hòa
Nhìn vào phối cảnh 3D, chúng ta thấy được kiến trúc đầy ấn tượng của ngôi nhà ở gia đình kinh doanh khách sạn này. Công trình được xây dựng hết đất với tầng 1 và tầng 2 thiết kế thông tầng, cao 4,5m. Từ tầng 3 đến tầng 5 thì thiết kế nhô ra so với các tầng dưới khoảng 1m để tăng diện tích sử dụng. Tầng 6 lại xây dựng 1 nửa đất để tạo ra khoảng trống trên sân thượng để làm sân phơi quần áo, phơi ga giường, khăn và những đồ dùng bằng vải tại các phòng nghỉ. Nhìn tổng thể, kiến trúc công trình được thiết kế vững chắc, hình khối vuông vắn. Các tầng có sự liên kết với nhau chặt chẽ.
Được thiết kế theo phong cách tân cổ điển nhưng kiến trúc sư Nam Cường đã lược bỏ đi rất nhiều những chi tiết trang trí cầu kỳ ở mặt tiền. Thay vào đó, thông qua những chi tiết phào chỉ đắp vẽ trên các khối cột tường giả, các khối phào chỉ được bố trí tạo đường viền trang trí cho tường giáp mái, kiến trúc sư đã tạo điểm nhấn cho phần mặt tiền, đồng thời thể hiện được sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm kiến trúc.
Phần mặt tiền từ tầng 3 trở lên áp dụng nguyên tắc đối xứng trong kiến trúc tân cổ điển. Kiến trúc sư đã lấy dải kính sáng hình vòm kéo dài từ tầng 3 đến tầng 5 để làm tâm, đối xứng sang hai bên là các chi tiết cột corinth cổ điển, cột trụ vuông hiện đại, cửa sổ các tầng và một số chi tiết trang trí khác. Việc áp dụng nguyên tắc này trong thiết kế giúp mặt tiền công trình trở nên cân xứng, hài hòa hơn bao giờ hết.
Hệ thống lấy sáng hiện đại
Dải kính sáng cùng những ô cửa thoáng được bố trí ở mặt tiền khách sạn để lấy sáng. Hệ thống đèn cảm ứng tự động được lắp đặt ở những nơi ánh sáng tự nhiên không thể chiếu tới.
Công trình nhà ở gia đình kinh doanh khách sạn của gia đình anh Tuyến được xây dựng trên lô đất hình chữ nhật, có 1 mặt tiền, hai bên giáp với nhà dân nên việc mở cửa sổ để lấy sáng ở hai bên hông bị hạn chế. Chính vì vậy, kiến trúc sư Nam Cường đã tập trung lấy sáng ở phần mặt tiền. Theo đó, 1 dải kính sáng kéo dài từ tầng 3 đến tầng 5 được làm từ chất liệu kính cường lực. Đây là vật liệu không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại ngày nay. Với độ dày – độ bền cao, sức chịu lực tốt, khả năng chống thấm nước, chống cháy, cách âm cao, kính cường lực được sử dụng rộng rãi tại các khách sạn cao tầng ở Việt Nam. Đặc biệt, độ trong suốt của kính cường lực giúp phát huy tốt khả năng lấy sáng, đón gió, mở rộng không gian, không những tạo sự thoáng đãng mà còn giúp người sử dụng nhìn ngắm được cảnh sắc bên ngoài, cũng vì thế mà con người không có cảm giác không gian bí bách, ngột ngạt gây khó chịu.
Tuy nhiên, dải kính sáng này chỉ có thể lấy được 1 phần ánh sáng mặt trời từ bên ngoài chiếu vào. Càng vào sâu bên trong khách sạn thì cường độ ánh sáng tự nhiên sẽ yếu đi và không thể soi tỏ lối đi lại. Chính vì vậy, hệ thống đèn cảm ứng chuyển động được kiến trúc sư bố trí lắp đặt ở dọc hành lang, cầu thang lên xuống. Mỗi khi có người đi qua những khu vực này, đèn sẽ tự động bật sáng, soi rõ đường đi và tự động tắt đèn khi không cảm nhận được sự chuyển động. Với thiết kế thông minh, hiện đại, ánh sáng trong khách sạn được cung cấp khi cần thiết, đồng thời cũng tiết kiệm cho gia chủ một khoản chi phí không nhỏ.
Sử dụng mái bằng chắc chắn
Thông thường, nhắc tới khách sạn tân cổ điển, người ta thường nghĩ đến những kiểu mái như mái mansard kiểu pháp hoặc mái thái. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, mái bằng cũng đã được áp dụng vào rất nhiều các công trình khách sạn tân cổ điển để có thể tận dụng khoảng diện tích trên mái làm sân phơi hoặc mở quán cafe.
Trong mẫu thiết kế nhà ở gia đình kinh doanh khách sạn này, kiến trúc sư cũng sử dụng mái bằng. Kết cấu mái thuộc dạng bê tông cốt thép với đầy đủ 4 lớp cơ bản: Lớp chịu lực, lớp chống thấm, lớp chống cháy và lớp cách nhiệt. Tuy nhiên, vào mùa hè, nhiệt lượng ánh sáng cao vẫn có thể gây nóng bức cho tầng áp mái. Vì vậy, kiến trúc sư tư vấn gia chủ làm 1 lớp chống nóng ở trên mái để không gian sinh hoạt bên dưới mát mẻ hơn, đỡ tiêu tốn điện năng hơn.
Mái bằng tọa lạc tại vị trí có độ cao lớn, chịu ảnh hưởng mạnh và trực tiếp của nắng, mưa, gió, bão nên kiến trúc sư phải nghiên cứu và đưa ra giải pháp thiết kế sao cho phù hợp nhất.
Trên đây là những hình ảnh kiến trúc nhà ở kinh doanh khách sạn mini đơn giản, sang trọng nhưng hút khách mà Nam Cường đã thiết kế cho gia đình anh Tuyến. Bạn đang lên ý tưởng kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn ngay tại nhà nhưng chưa biết bố trí công năng sao cho hợp lý? Hãy liên hệ với kiến trúc Nam Cường qua hotline 0976 222 555 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.