Khám phá kiến trúc đặc sắc của chùa Ngô An Lão - Vẻ đẹp truyền thống quý báu

Trong văn hóa phật giáo, kiến trúc chùa hiện lên với vai trò không chỉ là không gian thờ tự linh thiêng, mà còn là nơi thể hiện sự tôn kính đối với Phật giáo cũng như niềm tin và triết lý sống của người dân Việt Nam. Mới đây, Kiến trúc Nam Cường đã hoàn thiện mẫu thiết kế chùa Ngô tại An Lão. Có thể nói công trình này hội tụ đầy đủ từ vẻ đẹp truyền thống cho đến phong thuỷ. Mời các bạn chiêm ngưỡng cùng mình nhé!

Kiến trúc chùa Ngô An Lão

Kiến trúc chùa Ngô An Lão

Tổng quan kiến trúc bên ngoài chùa

Đặc điểm mái chùa

Trong việc xây dựng kiến trúc chùa, mái được xem là phần khá đặc biệt với những nét đặc trưng riêng. Trong công trình của chùa Ngô An Lão, Nam Cường đã lựa chọn kiểu kiến trúc chùa 4 mái. Đây là kiểu kiến trúc cho chùa 1 tầng, bao gồm 1 lớp mái làm thành 4 mặt, trong đó có 2 mặt mái chữ A tại hai bên đầu hồi cùng 1 mặt mái trước.

Chùa 4 mái có vẻ đẹp thẩm mỹ cân xứng. Sự cuốn hút ở đây nằm ở những đầu đao cong vút, được chạm trổ tinh xảo với sự hiện diện của con kìm nóc - 1 loại linh vật xuất hiện từ thế kỉ 17- 18, mỗi khi đạp sóng thì sẽ làm mưa rơi. Do đó, theo quan niệm dân gian, việc sử dụng con kìm sẽ giúp phòng ngừa hỏa hoạn vô cùng hữu ích.

Kiến trúc chùa 4 mái truyền thống

Kiến trúc chùa 4 mái truyền thống

Ở trung tâm mái, là bức phù điêu mang hình dạng “lưỡng long chầu nguyệt”. Không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong quan niệm dân gian, rồng được coi là linh vật đứng đầu tứ linh “long, lân, quy, phượng”. Hình ảnh hai con rồng chầu vào nhau còn được ví như sự hài hoà giữa 2 cực âm - dương trong vũ trụ. Còn hình ảnh mặt nguyệt nằm chính giữa có thể tượng trưng cho mặt trăng, góp phần đem đến sự hưng thịnh, biểu tượng của trường tồn và bảo hộ của thần linh.

Hệ thống cột trụ vững chắc

Một kiến trúc chùa hoàn hảo, thì thẩm mỹ thôi là chưa đủ, mà còn phải dựa trên sự vững chắc của mỗi công trình. Chùa Ngô An Lão đã xây dựng những hàng cột tròn được bố trí dọc theo hiên chùa, nối dài từ gian chính đến những gian bên, tất cả được làm bằng gỗ chắc chắn, không chỉ mang đến sự bề thế cho không gian mà còn tạo nên một kết cấu vững chắc và cân đối.

Hệ thống cột trụ vững chắc trong kiến trúc chùa Ngô

Hệ thống cột trụ vững chắc trong kiến trúc chùa Ngô

Bên cạnh đó, ở mỗi chân cột, còn được đặt trên những tấm bệ đá tạc tròn, giúp bảo vệ gỗ cũng như giữ gìn nét đẹp nguyên bản theo thời gian. Mỗi một cột trụ được thiết kế không chỉ có tác dụng nâng đỡ kết cấu mái mà khi được chạm khắc sẽ tôn lên được vẻ đẹp của kiến trúc, cũng như mang đậm nét triết lý Phật giáo, thể hiện sự giao hoà giữa con người và thiên nhiên.

Các chi tiết cấu trúc

Kiến trúc chùa Việt thường đề cao sự tối giản nhưng vẫn mang nét đặc trưng riêng biệt, phản ánh sự hoà hợp giữa thẩm mỹ và không gian tâm linh. Một trong những điểm dễ nhận thấy nhất trong những ngôi chùa truyền thống Việt đó chính là sự phân chia thành các gian nhỏ. Với 5 gian thông hiên, đã góp phần tạo nên một không gian mở thoáng đãng, dễ lưu thông khí, tạo nên một luồng sinh khí mới đến cho chùa.

Chi tiết cấu trúc đặc trưng của chùa Ngô An Lão

Chi tiết cấu trúc đặc trưng của chùa Ngô An Lão

Mỗi gian trong kiến trúc chùa đều được thiết kế với mục đích thờ phụng riêng. Tại đây, mỗi gian đều thờ một đức Phật khác nhau, đại diện cho phẩm hạnh và giáo lý khác nhau. Không chỉ chú trọng đến kiến trúc bên trong mà ngay cả những chi tiết nhỏ ở bên ngoài cũng được Kiến trúc Nam Cường vô cùng để ý. Cầu thang dẫn lên chùa có số bậc tuân theo quy luật “sinh - lão - bệnh - tử”, và được kết thúc ở bậc “sinh” để tượng trưng cho sự trường tồn và phát triển.

Với những chi tiết kiến trúc tinh tế này, chùa Ngô hiện lên không chỉ là nơi hành lễ, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật lưu giữ những giá trị văn hoá và tâm linh của dân tộc.

Kiến trúc tiền đường - hậu cung

Trong nền văn hoá tâm linh của người Việt, Tiền đường - Hậu cung đã trở thành một mô hình tiêu biểu trong các kiến trúc chùa nói chung và chùa Ngô An Lão nói riêng. Tiền đường hay còn gọi là tiền bái nằm ngay phía trước. Đây là nơi các Phật tử diễn ra các nghi lễ tụng kinh, giảng pháp. Bên trong tiền đường thường được đặt gian thờ của Đức Ông và Đức Thánh Hiền, thể hiện sự tôn kính đối với những vị hộ pháp.

Kiến trúc tiền đường - hậu cung trong chùa Ngô An Lão

Kiến trúc tiền đường - hậu cung trong chùa Ngô An Lão

Nếu tiền đường là nơi giao lưu giữa con người và Phật pháp thì Hậu Cung lại là chốn linh thiêng, lưu giữ tâm hồn của ngôi chùa. Với kết cấu 5 gian, nối liền với Tiền Đường qua một khoảng sân giúp cân bằng âm dương, đồng thời tạo điều kiện cho ánh sáng và gió trời lưu thông.

Tại đây, không chỉ đơn thuần là một mô hình kiến trúc Tiền đường - Hậu cung mà còn được tuân theo nguyên tắc phong thuỷ khắt khe, nhằm tạo ra sự hài hoà giữa con người, đất trời và thế giới tâm linh.

Không gian xanh xung quanh

Trong kiến trúc chùa truyền thống, không gian xanh không chỉ đóng vai trò thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc. Được đặt trong một không gian thoáng đãng, cao ráo, xung quanh là những thảm cỏ xanh và hàng cây lớn, tạo nên một không gian thanh bình, giúp lưu thông khí trời, mang lại sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.

Không những vậy, trong phong thuỷ, một ngôi chùa được bao quanh cây cối được xem là “Tiền thuỷ, hậu sơn”, giúp thu hút vượng khí, cân bằng âm dương, tạo nên sự lâu dài và ổn định cho nơi thờ tự.

Ngoài ra, cây xanh còn giúp hòa giải sát khí, bảo vệ không gian linh thiêng của chùa khỏi những tác động xấu từ môi trường xung quanh. Việc trồng cây với bố cục hợp lý còn giúp chặn đứng các luồng khí tiêu cực, giữ lại nguồn năng lượng tốt cho chốn thiền môn.

Yếu tố phong thủy trong việc xây dựng chùa Ngô

Vị trí xây dựng chùa

Ngày nay rất nhiều người đã bỏ qua một điều vô cùng quan trọng trong việc thiết kế chùa, mà chỉ để ý đến yếu tố thẩm mỹ. Điều này đã mang đến một hệ lụy rất lớn. Điều đầu tiên và cũng là điều vô cùng quan trọng trong việc thiết kế kiến trúc chùa đó là xác định vị trí.

Với kinh nghiệm của các kiến trúc sư Nam Cường, đã xây dựng cho chùa Ngô ở một không gian, gọi là “tọa sơn hướng thủy” - tức là dựa vào núi, nhìn ra sông hồ. Việc chọn địa hình này không chỉ giúp cân bằng năng lượng, tạo sự kết nối hài hòa giữa con người và thiên nhiên, mà còn góp phần gia tăng sinh khí, thu hút vượng khí, mang đến sự ổn định và phát triển bền vững cho ngôi chùa.

Chùa Ngô An Lão được thiết kế bởi Kiến trúc Nam Cường

Chùa Ngô An Lão được thiết kế bởi Kiến trúc Nam Cường

Hướng chùa

Để xây dựng kiến trúc chùa là thế, nhưng không phải ai cũng am hiểu và biết cách lựa chọn hướng chùa phù hợp. Việc lựa chọn hướng cũng cần phải được tính toán kỹ lưỡng sao cho phù hợp với quy luật âm dương - ngũ hành. Đối với chùa Ngô, các kiến trúc sư Nam Cường đã lựa chọn hướng Nam để xây dựng. Hướng Nam - được coi là hướng của mặt trời, nơi đây luôn được đắm mình trong ánh nắng, giúp không gian luôn thoáng đãng và tràn ngập sinh khí. 

Không những vậy, hướng Nam đối với phong thủy còn được tượng trưng cho sự giác ngộ và khai thông trí tuệ. Đồng thời cũng là hướng tránh được luồng gió lạnh từ phương Bắc vào mùa đông.

Tầm quan trọng của kiến trúc chùa trong văn hóa Phật giáo

Trong văn hóa Phật giáo, chùa không chỉ là nơi thờ cúng, mà còn là trung tâm của đời sống tâm linh. Mỗi ngôi chùa, tượng trưng cho một thế giới thu nhỏ, mà ở đó hội tụ đầy đủ những tinh hoa của nghệ thuật, tâm linh và phong thuỷ.

Chùa là một không gian giúp con người tìm về để hướng đến sự giác ngộ, từ bỏ tham sân si của trần thế, dục vọng. Mỗi yếu tố trong kiến trúc chùa đều mang 1 ý nghĩa riêng. Cổng tam quan với 3 cánh cửa tượng trưng cho sự giải thoát: Không - Vô tướng - Vô tác, nhắc nhở con người sống buông bỏ lòng tham để tâm hồn được thanh tịnh. Còn mái chùa cong thể hiện tinh thần vươn lên của con người giữa bể khổ nhân gian.

Ngoài vai trò tôn giáo, chùa còn là nơi giữ gìn và lan toả văn hoá dân tộc. Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn lịch sử với những đường nét truyền thống cổ xưa, tạo nên một di sản văn hoá của cha ông ta từ bao đời nay.

Không những vậy, chùa còn là nơi giáo dục đạo đức cho cộng đồng. Những bài giảng của sư thầy giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giáo lý, cũng như giúp ta thấy được tiềm thức trong bản thân mỗi con người, để từ đó dạy cách sống hướng thiện, yêu thương và bao dung.

Kiến trúc Nam Cường - Đơn vị thiết kế chùa uy tín miền Bắc 

Với hơn 10 năm thiết kế những công trình chùa trong khắp cả nước, Kiến trúc Nam Cường đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành thiết kế và thi công kiến trúc tâm linh. Được biết đến với đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp sáng tạo, Nam Cường luôn chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc qua từng kiến trúc chùa.

Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn xây dựng một ngôi chùa vừa đẹp, lại vừa chuẩn về phong thuỷ thì hãy liên hệ ngay với số hotline 0976.222.555. Nam Cường cam kết mang đến những công trình phù hợp với nhu cầu của quý Phật tử.

 

Share on Facebook

Tags: