Sự khác biệt giữa kiến trúc nhà truyền thống và nhà hiện đại tại Nhật Bản

04

March 2019

Sự khác biệt giữa kiến trúc nhà truyền thống và nhà hiện đại tại Nhật Bản

Kiến trúc nhà hiện đại tại Nhật được thiết kế theo phong cách tối giản, mang vẻ đẹp sang trọng và tinh tế. Trong khi đó, nhà ở truyền thống lại mang dư vị của bình yên và hoài cổ. Hai kiến trúc này vẫn có sự tương đồng nhất định nhưng ở mỗi giai đoạn lại mang nét đặc sắc riêng. Hãy cùng Nam Cường tìm hiểu sự khác biệt đó trong bài viết dưới đây. 

Đặc điểm nhà truyền thống Nhật Bản

Kiến trúc bên ngoài

Nhà truyền thống Nhật được xây dựng trên nền đất đá cứng và bằng phẳng. Những cột gỗ được dựng lên một cách chắc chắn để tạo khung nhà. Một số nhà dựng cột lộ ra phía ngoài các bức tường. Tường nhà được làm  bằng tre đan và được trát đất trên cả hai mặt. Sàn nhà được nâng cao hơn mặt đất khoảng vài chục cm và được đặt trên dầm đỡ bằng gỗ vững chắc. 

kiến trúc nhà ở truyền thống của nhật bản

Kiến trúc nhà ở truyền thống của Nhật Bản 

Nhật Bản thường có tuyết rơi vào mùa đông. Nếu thiết kế nhà mái bằng thì tuyết đọng lại trên mái rất nặng có thể dẫn đến sập mái nếu không xử lý tuyết rơi một cách kịp thời. Chính vì vậy, từ xưa, những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản đã sử dụng mái dốc để hạn chế sức nặng của tuyết rơi đọng lại, đồng thời cũng giúp nước mưa chảy xuống dễ dàng hơn. 

Trước đây, mái nhà truyền thống ở Nhật được lợp bằng rơm hoặc ngói nhưng ngày nay mái nhà lợp bằng ngói Kawara hiện đại, phù hợp với cuộc sống hơn. 

Các khu vực khác trong nhà như nhà bếp, hành lang sử dụng sàn gỗ, phòng khách thì được trải thảm tatami được dệt từ cói. Người Nhật thường không sử dụng ghế mà họ ngồi trực tiếp trên tatami hoặc trên đệm phẳng gọi là Zabuton.

Hàng rào và cổng vào

Từ xưa đến nay, hàng rào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và giữ sự riêng tư nhất định cho ngôi nhà. Hàng rào biệt thự thường được xây dựng bằng bê tông đúc sẵn một cách vững chãi. Những ngôi nhà truyền thống ở thủ đô Tokyo mà chúng ta thường thấy có hàng rào được xây dựng với phía dưới là đá tảng, phía trên là gỗ hoặc mái ngói nhỏ trên đỉnh của bức tường.

Cổng ra vào nhà cũng là một nét đặc trưng, tạo nét đẹp cổ kính cho không gian sống truyền thống của người Nhật. Ngày xưa, người Nhật hay trồng hoa sakura ở trước cổng để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, đồng thời cũng tạo bóng mát ở phía trước.

cổng và tường rào nhà truyền thống nhật bản

Chân tường rào là đá tảng

Mái ngói và hiên rộng

Nhật Bản là một đất nước có khí hậu mưa nhiều. Vì vậy, mái nhà được thiết kế sao cho chịu được lượng mưa lớn mỗi năm. Cụ thể, mái nhà thiết kế dốc và có độ bao phủ rộng ôm trọn lấy hiên nhà để nước mưa dễ dàng trôi xuống. Hành lang Engawa là phần hành lang bên ngoài, bao bọc lấy ngôi nhà. Đây là nơi gia chủ có thể dùng để tiếp khách hoặc để nghỉ ngơi, ngắm cây cối. Khi chủ nhà mở cửa, hành lang sẽ trở thành hiên nhà rộng rãi. Khoảng hiên nhà này được thiết kế khéo léo trong những ngôi nhà truyền thống để không gian sống nhận được nhiều nắng và gió tự nhiên chiếu vào. 

hiên nhà truyền thống nhật bản

Thiết kế hiên nhà rộng, có tầm nhìn thoáng 

Cửa trượt Shoji

Cửa trượt Shoji là đặc trưng dễ nhận biết nhất trong các kiến trúc nhà Nhật truyền thống. Loại cửa này dùng giấy mờ dán lên các khung gỗ. Giấy mờ có màu trắng hoặc in một số họa tiết đơn giản để trang trí. Cửa shoji được sử dụng thay cho kính để dẫn ánh sáng tự nhiên vào không gian sống, đồng thời giúp ngôi nhà trở nên thoáng mát hơn. Người Nhật thường sử dụng cửa trượt Shoji làm cửa thông phòng và cửa chính. Kết hợp với cánh cửa trượt Shoji là những bức tường chắn Fusuma. Việc sử dụng những bức tường này giúp không gian trong nhà Nhật được linh hoạt hơn. Vào buổi tối, những bức tường được kéo lại tạo thành vách ngăn phòng ngủ. Nhưng đến sáng những tấm nệm ngủ được gấp lại gọn gàng trong tủ. Và vách ngăn được kéo ra để phòng khách rộng rãi và thông thoáng hơn.

cửa trượt shoji

Cánh cửa trượt Shoji

Ngoài cửa trượt Shoji, người Nhật còn dùng cửa Amado (còn gọi là cửa chớp bão) để đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Loại cửa này gồm 2 tấm ván gỗ được ép chặt lại với nhau một cách chắc chắn. Khi cửa Amado được đóng lại thì nhà ở truyền thống Nhật giống như căn nhà gỗ kín vô cùng kiên cố và vững chãi. 

Chiếu Tatami

Chiếu tatami là một loại chiếu dùng để trải sàn ở Nhật, rất được ưa dùng trong những ngôi nhà truyền thống. Loại chiếu này được làm từ rơm khô và đan lại với nhau một cách chắc chắn tạo ra độ đàn hồi và khả năng cách nhiệt tốt. Được làm từ chất liệu tự nhiên nên chiếu Tatami mang lại cảm giác thoải mái khi ngồi lên. Đặc biệt, chiếu này có thể trao đổi khí và độ ẩm với môi trường xung quanh nên ngôi nhà của người Nhật luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp khi đông đến. 

Chiếu Tatami thường được dệt thành hình chữ nhật với nhiều kích thước khác nhau để người dùng có thể chọn lựa phù hợp với không gian nhà ở của mình. 

chiếu tatami trong nhà ở người Nhật

Chiếu tatami trải trong nhà ở của người Nhật 

Bàn thấp Chabudai

Chúng ta không quá xa lạ với việc người Nhật không dùng ghế để ngồi mà họ ngồi trực tiếp xuống sàn nhà hoặc trên một tấm đệm ngồi. Vì vậy, bàn thấp Chabudai rất được ưa dùng trong không gian nhà truyền thống của người Nhật. Sàn nhà đã được lót chiếu tatami nên họ thoải mái ngồi xuống sàn mà không sợ hơi lạnh từ sàn bốc lên.  Chiều cao của bàn thông thường từ 15 đến 30 cm, thường được gấp gọn để dễ dàng cất giữ. Người Nhật thường sử dụng bàn chabudai từ 7 đến 9 tháng trong năm, sau đó thay thế bằng bàn sưởi kotatsu vào mùa đông để cung cấp thêm nhiệt trong những tháng lạnh giá.

Không chỉ sử dụng bàn thấp, nhà ở truyền thống Nhật Bàn còn sử dụng bếp lò Irori. Đây là bếp lò truyền thống vừa được sử dụng để nấu nướng, vừa sưởi ấm không gian.

Đặc điểm kiến trúc nhà Nhật Bản hiện đại 

Kiến trúc Nhật Bản luôn mang vẻ đẹp đơn giản và tinh tế. Với những thiết kế nhà hiện đại, kiến trúc Nhật vẫn ghi dấu ấn khi kết hợp màu sắc hài hòa, đồ nội thất nhỏ gọn nhưng tiện nghi. Kiến trúc nhà Nhật Bản hiện đại có một số đặc trưng sau: 

Kiến trúc bên ngoài 

Nhà ở Nhật Bản hiện đại có chiều cao không lớn, đặc biệt là các ngôi biệt thự hiện đại Nhật Bản. Những công trình này ưu tiên độ rộng, bề ngang hơn chiều cao. Bởi lẽ, Nhật chịu ảnh hưởng của động đất khá nhiều, nếu xây nhà cao tầng sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tần số rung động lớn có thể gây mất an toàn cho người sống bên trong. 

Thiết kế mái nhà Bản nghiêng 45 độ có diện tích khá rộng để làm mát vào mùa hè và che chắn khi trời mưa tốt hơn. Khi các kiến trúc sư đưa nhà ở mái nhật về Việt Nam thường biến đổi linh hoạt sao cho phù hợp với văn hóa Việt, điều kiện thực tế và đảm bảo an toàn cho công trình.

kiến trúc nhà Nhật bản hiện đại

Kiến trúc nhà Nhật Bản hiện đại có chiều cao không lớn, mái dốc đặc trưng 

Màu sắc và tường

Người Nhật có tính cách bình dị, không quá phô trương và thể hiện nên họ không chuộng những gam màu quá nổi bật trong không gian sống của mình. Vì thế, họ có xu hướng chọn màu tự nhiên, màu trầm hoặc màu trung tính. Bước vào một ngôi nhà hiện đại của người Nhật, chúng ta luôn cảm thấy sự ấm cúng và trong nhã. Bên cạnh đó, họ cũng không bao giờ treo quá nhiều vật dụng trên tường để không gian thoáng hơn. 

Tuy  không chú trọng đến màu sắc nhà ở như người phương Tây nhưng người Nhật lại rất chú trọng đến hình khối và đường nét thiết kế. Những hình khối vuông vắn, đơn giản được ưa chuộng trong nhà ở kiểu Nhật. Ngoài ra, do thường xuyên hứng chịu thiên tai như động đất, mưa bão nên người Nhật rất tỉ mỉ trong việc chọn lựa vật liệu thi công. Họ luôn chọn vật liệu tốt nhất để ngôi nhà vững chãi, đảm bảo an toàn. 

Cửa kính kích thước lớn 

Những ngôi nhà Nhật hiện đại thường sử dụng cửa sổ kính có kích thước lớn để có thể đón nắng, đón gió một cách dễ dàng. Vẫn thiết kế cửa trượt để tiết kiệm diện tích nhưng thay vì dùng giấy mờ dán lên khung cửa, cửa nhà hiện đại dùng kính. Khung cửa làm bằng gỗ hoặc làm bằng các chất liệu hiệu đại hơn như nhôm xingfa. 

cửa kính kích thước rộng

Những ô cửa bằng kính có kích thước lớn trong nhà Nhật bản hiện đại 

Nội thất thấp bằng gỗ

Chiều cao của đồ nội thất là một trong những vấn đề được người Nhật hiện đại quan tâm khi thiết kế nhà ở. Theo đó, chiều cao nội thất thường được tiết chế tối đa. Nội thất chân thấp hoặc không có chân phù hợp hơn với thói quen sử dụng của người Nhật. Mặt khác, chúng còn tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn cho không gian, nhất là những căn hộ có trần thấp, diện tích khiêm tốn.

Thậm chí, với những ngôi nhà phố, căn hộ hiện đại có chiều cao trần được cải thiện, các nhà thiết kế vẫn có xu hướng chọn nội thất chân thấp thay vì nội thất chân cao như thông thường. Chiều cao nội thất tiết chế không cản trở đường đi của ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên, góp phần phân bổ đều cho toàn bộ không gian nhà.

nội thất nhà ở nhật bản hiện đại

Không gian nhà ở hiện đại của người Nhật 

Yếu tố Zen

Phong cách Zen là phong cách thiết kế đặc trưng của kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại. Đây là phong cách kết hợp giữa hai yếu tố, là nội thất truyền thống Nhật bản và phong cách tối giản Minimalism, khéo léo thổi hồn các yếu tố thiên nhiên vào trong kiến trúc một cách tài tình. Phong cách Zen không chỉ giúp kiến trúc nhà Nhật Bản hiện đại đơn giản, tinh tế, mà còn mang đến cho không gian sống sự yên bình, thanh nhã, cuốn hút hơn. 

Vì vậy, khi áp dụng phong cách Zen vào kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại, bạn sẽ cảm thấy phong cách này như kích thích cảm giác khám phá, tìm tòi sau vẻ ngoài đơn giản, tận hưởng những không gian yên bình, thư giãn sau sự tinh tế, hiện đại. 

nhà ở hiện đại Nhật bản

Nhà Nhật hiện đại phong cách Zen sẽ kích thích cảm giác khám phá, tìm tòi đằng sau vẻ ngoài đơn giản

Có thể nói trong kiến trúc Nhật Bản luôn ẩn chứa sự gần gũi với thiên nhiên, không gian sống đơn giản, bình dị. Có thể nói đây chính là phong cách tìm về sự cân bằng, thư thái là một không gian sống lý tưởng mà chúng ta không thể bỏ qua. Nếu bạn yêu thích không gian sống như vậy, hãy liên hệ với kiến trúc Nam Cường qua hotline 0976 222 555 để được hỗ trợ tư vấn thiết kế nhanh và chính xác nhất. 

 



Thiết kế nội thất đẹp