Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia La Mã

06

July 2016

Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia La Mã

Bảo tàng La Mã từ lâu đã được biết đến như là một nơi đánh dấu những thành tựu vĩ đại nhất của nền văn minh La Mã cổ đại. Với những chi tiết trụ tường, vòm, cửa sổ, đèn, cửa chớp,… đơn giản, có phần “trần trụi” như phong cách Hiện đại, bảo tàng nghệ thuật La Mã đã thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Hôm nay, chúng ta hãy cùng khám phá vẻ đẹp kiến trúc của bảo tàng này. 

Quá trình xây dựng bảo tàng 

Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia La Mã được xây dựng tại TP Mérida (Tây Ban Nha) và chính thức khánh thành mở cửa năm 2014. Công trình sau khi hoàn thành đã thực sự trở thành một bảo tàng quan trọng nằm trong hệ thống bảo tàng quốc gia Tây Ban Nha - nơi tôn vinh giá trị - vẻ đẹp lịch sử và nghệ thuật La Mã. 

Trước khi bảo tàng được xây dựng, một cuộc nghiên cứu khai quật khảo cổ đã được diễn ra. Các nhà khảo cổ cho biết, toàn bộ khu vực chuẩn bị xây dựng bảo tàng nằm trên 1 di tích lịch sử và văn hóa quan trọng mà đế chế la mã đã xây dựng từ năm 16 đến 15 TCN. Ngay sau đó, nhà hát cổ La Mã Mérida đã được khai quật gần như nguyên vẹn trên mảnh đất này. Đây là một trong những nhà hát La Mã tráng lệ nhất còn sót lại và được bảo tồn gần như nguyên vẹn đến tận ngày nay. 

bảo tàng nghệ thuật la mã

Dự án xây dựng bảo tàng quốc gia La Mã sau đó đã được lên kế hoạch để bảo tồn  tối đa các di chỉ khảo cổ và tàn tích của khu định cư cổ Emerita Augusta. Năm 1979, kiến trúc sư nổi tiếng Rafael Moneo (lúc bấy giờ ông đang làm giáo sư sáng tác tại Trường Kiến trúc Barcelona) đã được giao nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật La Mã. Công trình bảo tàng mới được xây dựng cũng sẽ là sự thay thế một cách hoàn hảo cho một phần công trình bảo tàng cũ đã hết niên hạn bởi từng được xây dựng từ những năm 1838. 

Những công trình do kiến trúc sư Moneo thiết kế đều mang một nét đẹp riêng và Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật La Mã cũng vậy. Nó được thiết kế không giống với bất cứ công trình bảo tàng nào từng hiện diện trước đây. Ông đã thiết kế công trình theo mô hình tổ chức không gian trực giao với trọng tâm là các vật liệu thô mộc và xuất hiện một cách ngẫu hứng nhất trong các không gian nội và ngoại thất. Đường đi trong bảo tàng cao vút với các khối vòm hình bán nguyệt đơn giản, hợp nhất lịch sử và thiết kế đương đại, tạo ra một điểm nổi bật nhưng tương phản sống động với cửa lối vào.  Bên cạnh các không gian trưng bày cổ vật, kiến trúc sư cũng thiết kế đồng bộ các không gian khán phòng - chiếu phim trong nhà, các không gian dịch vụ phụ trợ hành chính bao gồm cả các khu bán hàng lưu niệm, giải lao cafe.

Khi nhìn bản thiết kế, nhiều chuyên gia kiến trúc - nghệ thuật đã nhận xét Rafael Moneo đã mang đến một nét hiện đại cho cấu trúc cổ xưa trong Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật La Mã đầy ngoạn mục của Mérida.

Vẻ đẹp kiến trúc của bảo tàng nghệ thuật 

Kiến trúc hình vòm

Khi đến với bảo tàng nghệ thuật quốc gia La Mã, chúng ta dễ dàng nhận thấy kiến trúc hình vòm xuất hiện ở khắp nơi. Cấu trúc vòm khổng lồ đỡ các lớp mái nhẹ bằng thủy tinh tạo ra sự tiếp xúc giữa không gian bên trong bảo tàng với bên ngoài bảo tàng. Điều này mang lại cảm giác chân thực cho khách du lịch khi đến tham quan bởi họ có thể cảm nhận được thời gian đã dần bào mòn lớp vỏ bảo vệ kiến trúc, chỉ còn lại những khung vòm nâng đỡ. 

thiết kế bảo tàng nghệ thuật

Khung vòm nâng đỡ mái che bằng thủy tinh tạo ra cảm giác chân thực về thời gian bào mòn kiến trúc bên ngoài 

Bảo tàng được xây dựng ở bên phải và đối diện với di chỉ khảo cổ nhà hát ngoài trời Medina. Kiến trúc sư đã thiết kế công trình có cấu trúc trải dài theo một trục dọc tạo thành các lớp từ ngoài vào trong và liên kết với nhau bởi các khung vòm làm từ gạch La Mã. Trung tâm bảo tàng thiết kế giống như 1 khu trưng bày mở với các không gian triển lãm thành phần ở hai bên cánh, đồng thời các không gian triển lãm tầng trên thay thế các ban công dọc theo một gian giữa trung tâm mở, khuếch đại.

kiến trúc bảo tàng quốc gia la mã

Hành lang các không gian trưng bày tại các cánh bên

Giải pháp lấy sáng độc đáo 

Phần không gian trung tâm của bảo tàng được thiết kế hiện đại nhưng vẫn kế thừa phong cách tổ chức mặt bằng Basilica huyền thoại của kiến trúc La Mã xưa. Theo đó, ánh sáng tự nhiên sẽ chiếu từ trên xuống thông qua các giếng trời trên vòm mỏng, từ từ lấp đầy không gian bằng màu nắng ấm áo. Việc thiết kế giếng trời tích hợp trên các vòm gạch mỏng đã tạo nên hiệu ứng chiếu sáng một cách kỳ ảo, tạo ra một bảo tàng với các không gian trưng bày ấn tượng và đầy sức sống, xứng đáng là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật bậc thầy. Đối với kiến trúc sư Moneo, có lẽ chính sự kiểm soát cẩn thận và có chủ ý này trong thiết kế ánh sáng đã khiến bảo tàng nghệ thuật La Mã trở nên đặc biệt hơn trong mắt khách tham quan và những nhà chuyên môn. 

thiết kế giếng trời trong bảo tàng

Hệ thống giếng trời lấy sáng cho không gian nội thất bên trong bảo tàng

Vật liệu xây dựng cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của kiến trúc bảo tàng. Mỗi một vật liệu xây dựng và ốp lát đều được chế tạo để phù hợp với nhu cầu của cả bối cảnh và không gian, mang đến tính nhận diện cao cho cả không gian trong và ngoài bảo tàng. Chúng ta có thể thấy gạch ốp tường đều là những viên gạch mỏng, dài đồng đều nhau. Tường, cột và vòm tuy được làm bằng cùng một chất liệu, nhưng mỗi cấu kiện lại sở hữu một vẻ ngoài khác nhau để tránh sự đơn điệu.

Cân bằng khéo léo hiện đại và cổ điển 

vật liệu trong xây dựng bảo tàng

Các vật liệu hiện đại kết hợp với vật liệu truyền thống trong bảo tàng 

Khi thiết kế kiến trúc bảo tàng nghệ thuật La Mã, kiến trúc sư Rafael Moneo đã tạo nên những kịch tính trang trí khi kết hợp yếu tố lịch sử và hiện đại lại với nhau. Cụ thể, ông đã sử dụng những viên gạch La Mã tạo nên các cung vòm 3 dải để nhấn mạnh sự hoài niệm về công trình nhà hát La Mã xưa. Tuy nhiên, những viên gạch ấy xếp đặt chính xác, nhịp nhàng và quy mô để gợi lên cảm giác tinh tế chỉ có trong một dự án hiện đại. Nét hiện đại này càng thấy rõ khi kết hợp với lan can sắt bóng mượt và tấm bê tông nổi của các tầng trên. Kiến trúc vòm, gạch La Mã không thuộc về hiện đại nhưng chính cách thiết kế này của Moneo đã thu hẹp khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, phù hợp ý nghĩa của một bảo tàng khảo cổ học thời hiện đại. Ông đã khéo léo cân bằng được sự giao thoa giữa hiện đại và cổ đại để tạo nên một không gian bảo tàng triển lãm các khảo cổ đầy ma mị. 

không gian bảo tàng đẹp

Những con đường cổ bên trong bảo tàng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn 

Ngoài ra, khi thiết kế bảo tàng, kiến trúc sư vẫn bảo tồn được gần như hoàn toàn các đoạn đường cổ được xây dựng trong khu đất. Một đường hầm dưới lòng đất thu hút du khách với các địa danh vĩ đại nhất của Emerita Augusta, đưa họ trực tiếp vào nhà hát La Mã và nhà hát vòng tròn trên đường phố. Bên dưới mặt đất, các phần không gian khảo cổ lộ thiên vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Cấu trúc công trình chính với tầng 1 để trống đóng một không gian mái che phía trên để giới thiệu cho du khách các khu trưng bày di chỉ khảo cổ bị chôn vùi khiến khách tham quan có cảm giác như một căn hầm thời La Mã của thành phố. Sự tích hợp này cho phép bảo tàng bảo tồn địa điểm khảo cổ cũ đồng thời phục vụ cho các nhu cầu sử dụng trưng bày và dịch vụ mới trong khi tái tạo một cách tự nhiên kiến ​​trúc của nó.

Hiện nay, trong khi nhiều bảo tàng được thiết kế kiến trúc bị xa rời và thiếu kết nối với hiện vật, chủ đề trưng bày thì bảo tàng nghệ thuật quốc gia La Mã được xem là một ví dụ tiêu biểu về sự tôn trọng và bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật bản địa. 



Thiết kế nội thất đẹp